Tính pháp lý của Cryptocurrency

Mình gửi cái này cho những bạn đang lo lắng về vấn đề pháp luật của thị trường Cryptocurrency

Hẳn các bạn 8x, các em 9x vẫn còn nhớ món này: những đồng xu nhựa/thẻ nhựa khi còn nhỏ chúng ta vẫn hay mua và trao đổi hoặc làm phần thưởng khi: bắn bi ăn xu, bún thun ăn xu, chơi ô quan ăn xu…

Theo trí nhớ của mình thì trào lưu này rộ lên qua mấy bộ phim “Thần bài”, nhìn nhân vật “tố” bằng nhưng thẻ có giá trị khác nhau. Bọn con nít như mình lúc đó thì thấy rất là “ngầu” nên dù sáng nhịn đói vẫn phải để dành tiền lén mua rồi về nhà nói “bạn cho”

Như vậy, đối với người lớn thì đây là những thứ vô giá trị (chỉ có mấy người bán đồ chơi là khoái), nhưng trong thế giới con nít thì đây là “tiền thiệt”. Có thể dùng để trao đổi cho nhau những vật mình thích. Tuổi thơ chúng ta cũng đã sử dụng 1 loại “ngoại tệ” khá là ngầu đấy nhỉ? Và “tiền thẻ” có giá trị vì chúng ta đều công nhận rằng nó có giá trị. Đây là một trong những hình thức sơ khai nhất của đồng tiền, thông qua sự đồng thuận (consensus) của 1 cộng đồng con nít tại 1 khu vực nhất định mà giá trị của mỗi đồng lại khác nhau. Ngoài ra, còn có rất nhiều loại “tiền” khác như: đạn (bi ve), hình giấy, hình xăm dán, thun, các hình dán nhỏ sao/thú/v.v…

Những viên bi, một trong những loại “tiền tệ” thời bé

Quay trở lại chuyện luật pháp: Có nhà làm luật nào lên báo chí nói rằng: “tiền thẻ” không được công nhận, tiền thẻ là phi pháp không?

Nhiều bạn có thể nói đây là so sánh khập khễnh, tuy nhiên tôi lấy ví dụ gắn bó với tuổi thơ của các bạn để chúng ta dễ hình dung. Những loại “tiền” như thế chỉ lưu thông trong 1 cộng đồng nhỏ, không có giá trị trong thanh toán chính thức thì không ai có quyền cấm đoán hay bỏ tù bạn cả!

Bitcoin, hay bất cứ đồng tiền mã hóa nói chung hiện tại không được công nhận là đồng tiền có thể dùng trong việc thanh toán chính thống. Đơn giản là vì nhà nước không phát hành ra chúng, và khi bạn sử dụng rộng rãi thì sẽ không phụ thuộc vào nhà nước, gây khó khăn trong việc truy thu thuế! Vì thế, phản ứng dễ hiểu là hầu hết các quốc gia đều không công nhận các loại tiền mã hóa là phương tiện thanh toán!

Một khi không công nhận thì hệ quả sẽ là KHÔNG THU ĐƯỢC THUẾ! Và không công nhận thì tất cả các hoạt động liên quan không bị chế tài của pháp luật. Hiện tại, mọi rủi ro người tham gia phải tự chịu, không thể thưa kiện với bất cứ ai. Với tôi, tôi hiểu rõ, tôi không cần thưa kiện ai cả!

Với nhiều quốc gia khác như TQ, Mỹ, Nhật, Hàn, nơi mà tiền mã hóa phát triển mạnh hơn chúng ta nhiều. Những tháng gần đây, động thái duy nhất mà họ có thể làm chính là CẤM ICO. Họ không thể cấm BITCOIN, vì đây là TÀI SẢN RIÊNG của mỗi người. Quyền sở hữu tài sản là quyền thiêng liêng mà không ai có thể chiếm đoạt. Còn ICO thì lại là 1 phương thức gọi vốn mới có các chủ thể rõ ràng. Mỹ là nơi đầu tiên cấm, cụ thể là Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã tham vấn chính phủ cấm tất cả ICO vì đây là phương pháp gọi vốn thiếu an toàn, gây nguy hiểm cho các nhà đầu tư. Nếu ICO lừa đảo thì sẽ khiến công dân của họ mất tiền mà không có cách thức nào để bảo vệ/giảm hậu quả. Thế nên việc cấm ICO chính là đang đảm bảo 1 môi trường đầu tư an toàn cho công dân của họ! Đây không phải là sự ngăn cấm vô lý!

Trong thời gian đó, đến khi ICO có thể hoàn thiện mình hơn, các điều luật chặt chẽ hơn để bảo vệ nhà đầu tư khỏi việc lạm dụng ICO để lừa đảo thì mình nghĩ lúc đó hoạt động ICO sẽ hợp pháp, được thừa nhận rộng rãi.

ICO: Initial Coin Offering. Một hình thức kêu gọi vốn đầu tư trong thị trường cryptocurrency

Ngoài ra, 1 nguyên tắc về pháp luật các bạn cần phải biết đó là nguyên tắc bất hồi tố (vui lòng google thêm, tôi bảo đảm các bạn đã biết qua nó nếu học Nhập môn Pháp luật). Giải thích vấn đề này theo nghĩa liên quan đến tiền mã hóa như sau: nếu pháp luật 1 quốc gia chưa công nhận tiền mã hóa thì họ không thể nào quy chụp cho bạn bất cứ 1 tội danh nào cả. Chỉ khi họ công nhận tiền mã hóa hợp pháp thì lúc đó mới có quyền thu thuế GTGT hay thuế thu nhập cá nhân liên quan đến những hoạt động của bạn. Như vậy, trong vấn đề này, Cơ quan Thuế cũng đang đối đầu với Ngân hàng nhà nước do mâu thuẫn về quyền hạn. Tôi cũng cảnh báo thêm: những vụ lừa đảo/chiếm đoạt liên quan đến tiền mã hóa cũng rất khó bị xử nếu không có chứng cứ về giá trị bạn đã đưa cho đối tượng lừa đảo bao nhiêu VND. Tức là nếu bọn nó hack máy/chôm wallet của bạn thì luật pháp không xử dù đó là 1 hay 100 BTC đi nữa!

Chốt vấn đề: 1 quốc gia nếu đi ngược xu thế, không công nhận những bước tiến quan trọng của nhân loại thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Bạn sợ FOMO, các quốc gia cũng vậy. Chỉ là họ đang câu thời gian để có thể đưa ra phương án đối phó thích hợp thôi.

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com