Thị trường chứng khoán cũng bị thao túng??

Sàn HoSE ‘đốt’ tiếp 97.000 tỉ, VN Index mất thêm 36 điểm

Có ai nói rằng chứng khoán lừa đảo không? Thật sự mà nói ở 1 khía cạnh nào đó, cuộc chơi không công bằng, bị 1 số người thao túng thì phần nào là CÓ. Tuy nhiên, ở 1 thị trường minh bạch thì chả ai nói chứng khoán là lừa đảo cả. Vậy khi chứng khoán đỏ sàn thì ai là người thua lỗ?

Bất kì loại hình giao dịch qua sàn nào đều tuân thủ theo cơ chế zero-sum, trò chơi có tổng bằng 0. Bạn bán ra giá cao tức là có 1 người nào đó đã mua lại (hoặc ngược lại). Sàn giao dịch thì ăn phí trung gian. Trừ khi bạn dùng đòn bẩy tài chính thì lúc đó bạn đang ĐÁNH BẠC với sàn, lợi ích 2 bên sẽ mâu thuẫn, rủi ro của bạn sẽ cao vì sàn có làm gì thì trời biết. Còn nếu giao dịch bình thường thì đây chỉ là mối quan hệ giữa người bán và người mua.

Cách đây vài tháng, 1 bạn hỏi: “Anh ơi cậu em hỏi: “mày thắng thì ai thua?”. Em không biết trả lời thế nào anh à”.

Trong mối quan hệ đó, rõ ràng có 1 bên thua cuộc. Chúng ta cười vui khi có lời thì 1 lúc nào đó bạn sẽ ở bên phe khóc. Và trong thời điểm này có lẽ nhiều bạn sẽ khóc nhiều hơn cười.

Câu hỏi đặt ra là: việc này có ích lợi gì không?
Khi bạn mua 1 cổ phiếu, tức là bạn góp vốn vào công ty 10k. Lý giải 1 chút về 2 chuyện:
– Mệnh giá: giá bạn góp vốn vào công ty, dù bạn mua giá bao nhiều thì phần góp vốn của bạn vào cty chỉ là 10k, theo quy định của luật chứng khoán Việt Nam
– Thị giá: giá cả thị trường, thể hiện sự kỳ vọng bởi người mua vào việc làm ăn của công ty, lợi nhuận có thể đạt được trong tương lai khi công ty ngày càng lớn mạnh.

Nhu vậy, bất chấp khi A, B, hay C mua đi bán lại giá cổ phiếu theo “thị giá” lần lượt là 40 50 60k rồi sau đó bán lại cho D giá chỉ có 15k thì công ty vẫn nhận được 1 phần góp vốn giá 10k tại thời điểm mở bán cổ phiếu cho công chúng lần đầu tiên. Phần chênh lệch giả sử 40-10 = 30k sẽ được người A (mua đầu tiên hưởng). Trong việc mua bán trên A lời 30k (do có thể là nhân viên cty được mua ưu đãi), B lời 10k, còn C sau khi “đu đỉnh” ở mức giá 60k đã phải bán cho D với giá chỉ 15k -> C là người lỗ 45k/cổ phiếu.

Trader chính là A B C D khi họ mua đi bán lại cổ phiếu để kiếm lời. Phần tiền họ có được chỉ là trò chơi “zero-sum”, tiền từ túi người này sang túi người khác. Bạn muốn kiếm lời trên thị trường chính là đóng vai trò A B C D -> bạn có thể là A B D hoặc trở thành C. Trong quá trình này thì bất chấp số phận của A B C D, công ty vẫn được 10k/cổ phiếu tiền vốn, sử dụng vào việc phát triển công ty. Công ty ăn nên làm ra thì tạo ra của cải vật chất cho xã hội, trả lãi cho cổ đông, công nhân viên có thu nhập tốt. Công ty thất bại thì kết cuộc cuối cùng là phá sản.

Ngoài ra, có 1 trường hợp khác là E. E mua cổ phiếu với giá là 40k, giữ đó suốt 5 năm, công ty này hóa ra là Vapple. Ban đầu cũng gặp khó khăn nhưng sau đó thì phát triển, ăn nên làm ra, cổ phiếu công ty Vapple tăng đến 200k/1. E vẫn nắm giữ cổ phiếu bất chấp có lúc lên 190k, sau đó xuống tới 68k, leo lên lại gần 100k rồi tuột xuống 89k. Nhưng vấn đề là sau 5 năm, giá trị của Vapple lên tới tận 200k -> E đã x5 lần tài sản. Dĩ nhiên là E cũng có rủi ro nếu công ty phá sản.

Thay thế tất cả những chuyện trên bằng cryptocurrency, mọi thứ vẫn không khác đi là bao nhiêu. Chỉ là thị trường này chưa bị điều chỉnh bởi pháp luật nên nhiều người gắn cho nó cái mác là lừa đảo. Mà cũng không sai, bạn đã chứng kiến nhiều vụ lừa đảo rồi đó, nhưng nó đâu phản ánh bản chất! Lừa đảo thì đâu chả có, đâu phải do cryptocurrency?

Thao túng có ở khắp mọi nơi

Xong câu chuyện ở trên, bạn muốn mình đóng vai trò nào?
Bạn muốn là A B C D hay E? Hay là E’ em họ của E nhưng thay vì mua Vapple thì lại mua Vifan? Làm sao để phân biệt giữa Vapple và Vifan để lựa chọn cho đúng?

Một câu chuyện nữa liên quan đến 1 trong những khách hàng lớn của mình:
Ban ấy 2x, bạn trai bạn ấy người Hàn Quốc, tầm 4x. Bạn ấy cũng vào thị trường ở giá hơi cao và đu đỉnh. Tuy nhiên mình tin rằng 2 bạn đó sẽ rất ổn trong tương lại vì: anh bạn trai Hàn Quốc luôn an ủi là ko sao đâu. Ban đầu mình cứ nghĩ là mua ở VN xong bán sang Hàn Quốc (vì giá tại Hàn lúc đó rất cao, chênh 25% so với giá các sàn khác). Tuy nhiên 2 bạn đó chỉ muốn giữ coin dài hạn. Nếu em có đọc được dòng này thì an tâm nhé, 1 năm nữa là em ko lo lắng gì, 2-3 năm nữa là như ý muốn ban đầu của em đó.

Nói ở đây không phải là “nhiều tiền mắc gì sợ”, vì bản chất là dù giàu hay nghèo, mất 1 số tiền lớn ai cũng thấy tiếc đứt ruột, đó là công sức đổ mồ hôi sôi nước mắt để làm ra. Trừ trường hợp bạn tham nhũng nên không biết sót!

Điểm khác biệt là người ta biết được mình phải kỳ vọng trong bao lâu? Nếu gia tăng số lượng coin nắm giữ trong lúc giá sml thì tốt. Còn không thì cứ ở yên đó. Miễn sao bạn không mua đúng shitcoin là an toàn thôi.

Kết bài một lần nữa mình khuyên các bạn lựa chọn phương pháp đầu tư thích hợp (do phần lớn các bạn còn thiếu kỹ năng sống sót trên thị trường này)
1. Chọn coin tốt rồi mua để đó: ETH, OMG, GNT, XRP, ADA, LTC, ZEC, NEO, BNB,…và 1 số coin khác. Nếu bạn nôn nóng thì thời gian sẽ làm kẻ thù và ngược lại.
2. Quản lý vốn, quản lý rủi ro, quản lý cảm xúc là chìa khóa giúp bạn sống sót và thành công, không phải là việc tham gia mấy group tín hiệu để nhận “kèo VIP”

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com