“Tâm lý nhược tiểu”

Bối cảnh:
Việt Nam đang đứng trước 1 cơ hội lớn để tiến vào vòng loại thứ 3, cũng là vòng loại cuối cùng để giành vé vào VCK World Cup 2022. Đây là chuyện chúng ta chưa từng làm được trong lịch sử nền bóng đá nước nhà.

Tình huống:
Ở loại trận cuối cùng gặp UAE, có 1 số kịch bản có thể xảy ra

  • VN thắng: đi tiếp với vị trí nhất bảng G
  • VN hòa: gần như 90% đi tiếp
  • VN thua: vẫn có khả năng đi tiếp nhờ vào may mắn

Vấn đề Sơn muốn nói:

  1. Đối với riêng bóng đá VN, đây là cơ hội lịch sử
  2. Khi có gì quan trọng thì tính toán các xác suất để lựa chọn phương án chiến thuật phù hợp là chuyện chắc chắn nên làm. Và đó là chuyên môn của Ban Huấn Luyện, đứng đầu là HLV trưởng.
  3. Đến đây, không có gì đáng nói. Nhưng có 1 cái xảy ra là:

Tuần suất (frequency) các bài viết theo hướng “nếu Việt Nam thua thì vẫn có thể đi tiếp nếu xảy ra tình huống abc”
nó thể hiện 1 chuyện

  • Người ta chỉ quan tâm đến kết quả “được vào”, chỉ chăm chăm nhìn vào vấn đề “có thể mất” mà quên mất sự hấp dẫn của bóng đá ở đâu.
  • “tâm lý nhược tiểu” chưa làm mà nghĩ rằng “sẽ thua UAE”, cho nên giờ tính hết các kịch bản khác xem sao

nhắc lại 1 lần nữa, việc tính toán kịch bản là chuyện nên làm, nhưng nếu xuất hiện với tần suất dày đặc, bàn tán sôi nổi thì nó chỉ thể hiện rằng bạn chưa vào trận đã tính sẵn hết đường lùi. Tâm lý đó rất thường xuyên ở những kẻ thua cuộc, chỉ muốn cố gắng “vớt vát chút ít nếu lỡ có chuyện gì xảy ra”. Rồi bạn sẽ dành gần như toàn bộ thời gian của mình để chuẩn bị cho tình huống “sẽ thua” mà không tập trung vào mục đích chính của mình -> Tư duy đó 90% dẫn đến 1 kết quả tất yếu là thất bại.
Mình lấy 1 ví dụ thế này nhé:

Bạn thấy ETH lên giá, muốn đầu tư 1 dàn máy đào, đang băn khoăn không biết là có lời hay không. Bạn có 1 ngày để quyết định (thật ra cho dù nhiều ngày nhưng thời gian của bạn cũng thế thôi). Thời gian là hữu hạn và bạn suy nghĩ theo hướng sau
a. 1 dàn máy có gì vẫn còn card màn hình để bán, lỡ có gì cũng có thể bán lấy lại vốn.
Nếu tư duy theo kiểu này thì các bạn sẽ (1) tìm hiểu giá card khi bán lại là bao nhiêu (2) tìm kiếm nguồn cung cấp rẻ nhất và các tùy chọn khiến giá rẻ nhất. Bạn sẽ đi đến quyết định là: thôi kệ, cứ xuống tiền đi không sao cả, dù gì vẫn còn card
b. Cơ chế tạo ra ETH thế nào ta? Làm sao để có lời!
Theo hướng này bạn sẽ tìm hiểu

  • POW là gì? POS là gì? Tại sao phải chuyển lên POS? Khi nào thì xảy ra?
  • Hashrate là gì? Hashpower tính sao?
  • Difficulty là gì? Nó thay đổi đến lợi nhuận ra sao?

Bạn sẽ nhận ra là mình đếch có cửa kiếm lời từ việc đào và sẽ sớm từ bỏ vì không thành công là cái chắc, lúc đó phải giải quyết thêm bài toán thanh lý VGA. Và nếu bạn vẫn thật sự quan tâm đến ETH, tự hỏi nó có vai trò gì, có đáng để đầu tư hay không thì bạn mua mẹ nó ETH cho rồi, đào rách việc vì lợi nhuận của việc đào ETH là 1 đại lượng luôn thay đổi bởi 3 yếu tố trên.

Đó là con đường mà mình đã đi, mình ko hề sợ việc “nếu lỡ đào coin không được thì còn card” vì mình tính ra được việc đào coin ở quy mô cá nhân thì không thể có lời! Việc loại bỏ tâm lý nhược tiểu cho mình sự quyết tâm trong việc tìm hiểu cặn kẽ trước khi xuống tiền, theo đuổi đến cùng, quyết trả lời cho bằng được câu hỏi về giá trị chứ không phải kiểu mua cầu may.

Thực tế bạn (1) không hề có đủ thời gian để tính hết các khả năng và (2) khi tính theo 1 hướng thì bạn sẽ bị bias, bỏ luôn hướng còn lại.

Tâm lý nhược tiểu nó đi kèm với việc sợ hãi rủi ro, không dám chịu trách nhiệm về những việc mình gây ra.

Một khi đã dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì khi hiện thực phải chuẩn bị thật kỹ, cứ thế mà làm.

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com