Bán con nào thì lên con đó.
Mua con nào thì xuống con đó.
Bệnh nghe có vẻ ai cũng như ai. Mình sẽ bắt mạch và bốc thuốc cả 2 căn bệnh trên qua post này.
Bệnh này có thể được giải quyết thông qua 1 số cách như sau:
1. Quản lý kỳ vọng: Bạn phải chấp nhận 1 thực tế là không tài nào mình có thể xác định đâu là “đáy” hay là “đỉnh”. Việc MUA Ở MỨC THẤP NHẤT và BÁN Ở MỨC CAO NHẤT là KHÔNG TƯỞNG. Diễn biến giá luôn phức tạp và thay đổi liên tục, không có gì đảm bảo được rằng chúng ta xác định đúng mức giá mong muốn. Đáy và đỉnh luôn thay đổi và lập ra những mức mới khác nhau, tùy thuộc vào tâm lý thị trường (sentimental). Việc chấp nhận thực tế trên sẽ giúp các bạn thực tế hơn khi xác định các mức giá để quyết định mua / bán
2. Xác định được các mức giá mua / bán phù hợp với bản thân, không cố / fomo / cù nhây.
a) Khi mua phải xác định được các mức rủi ro mà bản thân có thể chấp nhận. 1 kèo thơm là kèo có tỉ lệ risk / reward lớn hơn 1. Nghĩ đến rủi ro trước khi nghĩ đến lợi nhuận.
b) Xác định mức giá bán ra ngay từ lúc mua vào. Đạt target là hài lòng. Làm được điều (1) sẽ mang lại trạng thái an yên, tâm lý thoải mái, không để ảnh hưởng nhận định tiếp theo.
c) Mỗi thời điểm tình hình mỗi khác. Bạn x2 1 coin thì tình hình đã khác rồi, kỳ vọng của thị trường đã khác, milestone tiếp theo cũng khác. Chẳng có gì là giống như cũ nữa.
3. Quản lý vốn tốt: Vì tâm lý muốn “ăn hết 1 lần tại đỉnh” nên trong tâm trí luôn “nán lại 1 tí chờ lên giá tiếp”. Nếu chấp nhận (1) thì có thể chốt lời từng phần theo từng mục tiêu khác nhau.
Ví dụ: Mua coin A tại giá 1
Bán ra 30% ở 1,2
Bán ra 20% ở 1.5
Bán ra 20% ở 1.8
Giữ phần còn lại to the moon
Note:
– Tùy hiện trạng, vị thế mà có chiến lược phù hợp và nhớ là: CHIÊN LƯỢC PHẢI CÓ NGAY TỪ ĐẦU
– Hoàn toàn có thể swing kiếm thêm 1 chút, dù thế nào cũng ĐÃ LỜI.
4. Keyword của mình chỉ gói gọn như sau: Sentimental analysis + Risk Management + Capital Management
5. Không hối tiếc, không cay cú, không nhìn vào túi tiền của người khác và thậm chí KHÔNG ĐƯỢC PHẤN KHÍCH KHI THẮNG TO.