Replay Protection và mối nguy hiểm tiềm tàng khi nhận coin mới

Hiện tại chúng đã nghe nhiều khái niệm hard fork. Với nhiều người thì: “hard fork là được coin mới đó! Tuy nhiên, điểm qua 2 khái niệm hard fork, soft fork là gì để sửa lại kiến thức chưa đúng của mình hen.

Đây là link chính thống về Soft fork, trong đó bạn cũng sẽ có thể xem thêm về hard fork là gì.

https://en.bitcoin.it/wiki/Softfork

Giải thích theo nghĩa ngắn gọn dễ hiểu như sau:
Soft fork: giống như bạn nâng cấp hệ điều hành (os) trên điện thoại lên 1 phiên bản cao hơn. Mọi thứ sẽ hoạt động theo giao diện mới, tuy nhiên những app cũ vẫn còn, tương thích và hoạt động bình thường. Những app mới tạo ra sau này sẽ theo chuẩn mới.

Hard fork: những thay đổi mang tính chất quan trọng bắt buộc phải lựa chọn giữa việc theo 1 trong 2 hướng. Ví dụ 1 app nào mới ra, yêu cầu bạn nâng os lên phiên bản mới nhất thì mới chạy được nó, còn nếu xài os cũ thì không có nó.

Sự khác nhau giữa Soft Fork và Hard Fork

Như vậy việc hardfork không nhất thiết phải là có đồng mới. Việc ra đồng mới là do 1 nhóm người đưa ra một thay đổi mang tính quan trọng nào đó nhưng không nhận được SỰ ĐỒNG THUẬN (Consensus) của đám đông. Và thế là họ quyết định mở 1 hard fork, tất cả những ai (cụ thể là miner) ủng hộ họ thì sẽ setup lại máy đào theo thông số mà họ đưa ra. Thay đổi này có thể mang lại lợi ích, tuy nhiên hiện tại việc hard fork tạo ra đồng mới thường bị lợi dụng để mang lại lợi ích cá nhân nhiều hơn!Với người giữ coin như chúng ta, mọi vấn đề xảy ra từ đây!

Ngay thời điểm chia tách (chỗ này bạn hình dung như chúng ta tới ngã ba đường). Mọi thông tin về tài khoản sẽ được phát (broadcast) đi trên cả 2 nhánh. Tức là bạn có bao nhiêu tiền trên wallet coin chính A thì cũng có bấy nhiêu tiền trên wallet coin phụ A’ (A phẩy).

Trong thời gian chia tách này, một giao dịch trên A’ (vốn có y chang thông tin của A) sẽ có thể được chặn lại, giả mạo là A rồi gửi đến 1 địa chỉ nào đó. Như vậy mặc dù bạn send đi x đồng A’ nhưng bị mất x đồng A. Nói rõ hơn trong trường hợp BTG: tài khoản bạn có 10 BTC, khi phân tách sẽ có 10 đồng BTG. Bạn gửi đi 10 BTG nhưng thông tin đó khi phát đi sẽ bị chặn lấy rồi phát lại (replay) lên kênh BTC. Như vậy mặc dù bạn gửi 10 BTG nhưng lại mất trắng 10 BTC. Địa chỉ nhận có thể là của hacker hoặc bất cứ địa chỉ nào, dù sao thì bạn cũng bị mất.

Một khi có replay protection, bằng cách gửi 1 lượng phí nhỏ đến 1 địa chỉ nhất định, thông tin giao dịch gửi đi 10 BTG bên trên được đánh dấu là chỉ được phát trên kênh A’. Từ đó 10 BTC của bạn trên kênh A an toàn, không bị đụng đến.

Nếu bạn để coin trên sàn, và coin đó ko có replay protection thì chẳng sàn nào ngu nhận coin để có thể chuốc lấy rủi ro làm mất coin chính. Vì thế sàn nó sẽ có chính sách thông báo mỗi khi có đợt fork ra coin mới nào đó. Và thường là nó yêu cầu bạn rút coin khỏi sàn, về ví cá nhân để nhận coin nếu bạn muốn.

Kết bài là hãy cẩn thận với miếng pho mai nằm trong bẫy chuột. Đừng chết vì thiếu hiểu biết.

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com