PLAY TO EARN???

Tác giá: Hồ Công Luân

Chào các bạn, mỗi khi thị trường đỏ lửa thì mình hay đi dạo các group crypto để hóng hớt tình hình, nhưng năm nay lại đổi tour sang đi dạo các group GameFi và Blockchain game. Và có vài cảm xúc thú vị để viết bài này.

Đầu tiên, mình lại quay lại phân tích cái chữ “Play-to-earn” mà các group GameFi và Blockchain Game ngoài kia đang sử dụng. Mình xin khẳng định với các bạn rằng, thuật ngữ “Play-to-earn” về bản chất nó chẳng có gì mới lạ ở trên thị trường game cả, bản chất nó là: “Cày game kiếm tiền”. Mà đã “Cày & Kiếm tiền” thì các bạn chả khác 1 lực lượng lao động là mấy, có chăng thì nó đỡ cực nhọc về mặt vật lý hơn ở ngoài 1 xíu thôi, có khi lại mệt não, hại mắt, hại sức khỏe hơn.

Khi nói về “lực lượng lao động” thì các bạn đang tạo ra của cải và vật chất cho tầng lớp “thượng lưu”, những người sẵn sàng trả tiền để mua các vật phẩm mà các bạn tạo ra để: “ĐẠT ĐƯỢC THÀNH TỰU CỦA RIÊNG HỌ TRONG GAME” mà “TIỀN – FIAT” chính là công cụ họ bỏ ra để đổi lấy “của cải” mà các bạn cày bừa bục mặt mới có được.

Ví dụ sinh động về kinh nghiệm của mình cho các bạn dễ hiểu: Từ những năm 2000, thời còn đi học cấp 2, cấp 3, mình đã “cày game kiếm tiền” với 2 hình thức:
– Cày thuê
– Tự cày

CÀY THUÊ: Về “Cày thuê”, lúc đó mình không có tiền để chơi các game đòi hỏi tài chính lớn như Võ Lâm Truyền Kỳ, học sinh chỉ loe nghoe vài nghìn ngồi quán net 1 vài tiếng đủ để chơi Gunbound, GunZ hay Audition.

Và bùm, các ông anh lớn trong quán nét (tầng lớp thượng lưu trong quán net lúc bấy giờ) với nguồn tài chính dồi dào từ thu nhập và gia đình họ nhưng lại không có nhiều thời gian để cày game mà vẫn muốn trụ top BXH đã nhìn thấy những thằng trẻ con thiếu tiền, thừa thời gian như mình là một tầng lớp lao động phù hợp.

Họ bắt đầu trả tiền cho mình, sử dụng account của họ để làm các nhiệm vụ Dã Tẩu, săn vật phẩm Event khi “Cây giờ chơi” của họ gần về 0. (Thời đó muốn chơi VLTK phải nạp Kim Nguyên Bảo, 20k/viên, chơi được 1 tuần, mỗi ngày 8 tiếng, 3 tiếng đầu 100% kinh nghiệm, 3 tiếng sau 50% kinh nghiệm, 2 tiếng cuối 30%, theo mình nhớ là vậy). Đó là những đồng tiền đầu tiên mình kiếm được từ game. Dĩ nhiên, công việc này đòi hỏi uy tín và khả năng hiểu biết về game kha khá.

TỰ CÀY: Khi lớn lên 1 chút, với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy từ việc cày thuê VLTK, mình bắt đầu bộ môn tự cày các game như: Cabal, Kiếm Thế, MU FPT,…

Bản chất các công việc tự cày của các game trên đều là: đổi công sức, thời gian và tiền bạc để tạo ra các vật phẩm hoặc tích lũy tiền tệ trong game để đổi lấy TIỀN VNĐ.

Mình kiếm được kha khá nhờ có tư duy logic hệ thống và kiến thức tài chính, kinh tế khá ổn, để biết nên làm gì và không nên làm gì trong game, từ đó tối ưu hóa nguồn thu nhập.

VD: Chế tạo các vật phẩm cực kỳ thiết yếu, có nhu cầu cao, săn các món đồ hiếm, cần có các chiến thuật cụ thể, hoặc cày các vật phẩm có tỉ lệ rơi cực thấp.

Và ngon nhất là bộ môn đầu cơ, lướt sóng VÀNG, BẠC, ĐỒNG trong game Kiếm Thế :vQua 2 công việc trên giúp mình có 1 kết luận đơn giản thế này: Dù “Cày game” hay “Play-to-earn” nó đều cùng 1 bản chất là lao động trong thế giới game, để phục vụ cho giới thượng lưu sẵn sàng bỏ tiền. Khi bạn đi cày thì phần “Play” nó giảm hẳn, chữ “Play” nó mờ mờ dần chuyển sang chữ “Lao động”. Nói trắng ra thì các bạn là “Lực lượng lao động trong game”

Nhiều người chọn “cày thuê” Axie thời điểm bùng dịch Covid

Thị trường phải đảm bảo được tính thanh khoản, và thanh khoản phải có ý nghĩa thực sự xuất phát từ nhu cầu sử dụng và hưởng thụ của người mua. Nếu ai cũng bỏ tiền vào với mong muốn kiếm lời tài chính thì ai sẽ là người bỏ tiền vào xây dựng hệ sinh thái và nền kinh tế trong game? Nền kinh tế trong game quá mỏng manh thì việc sụp đổ trong ngắn hạn là điều quá dễ nhìn thấy.

Nếu như tất cả mọi Player đều dễ dàng kiếm tiền bằng việc farm vật phẩm theo một cách đơn giản thì nhà phát hành game sẽ phải đối mặt với lạm phát cực kì khủng khiếp và việc trượt giá sâu do

Cung vượt Cầu là chuyện không thể tránh khỏi. Nhà phát hành chỉ còn cách loay hoay giữa 2 giải pháp:
– Thu hút dòng tiền mới để bong bóng phình to ra, kéo dài thời gian nổ
– Siết chặt khả năng Farm của các Player để kìm bong bóng chạm điểm nổ

Vì vậy, với một game có chiều sâu và mong muốn đi đường dài, kể cả người cày game ra được tiền cũng phải là đối tượng xuất sắc hơn đa phần các Player khác thì mới tránh được khủng hoảng.

Mình cũng đưa ra nhận định cá nhân như sau: “Tất cả các game mà Nhân vật hoặc vật phẩm có chỉ số nếu được xây dựng là các NFT thì sớm muộn cũng sẽ lụi tàn. Mô hình không bền vững do mất cân bằng và dễ dàng xảy ra lạm phát.”

VD: Các game NFT hiện nay, nhà phát hành không thể lường trước được nguồn lực dồi dào mà các Player bỏ vào để CÀY (nói sang hơn là “Play-To-Earn”), nền kinh tế trong game bị khai thác quá mạnh dẫn đến lạm phát rất nhanh, họ cũng không phải là Axie với cơn sóng tài chính dữ dội kéo lại thế cân bằng TRONG TRUNG VÀ DÀI HẠN, thế là game tàn trong vài tuần, tháng.

TỔNG KẾT
Giấc mơ Play-to-earn sớm nở sớm tàn, các nhà phát hành game sau này sẽ tập trung vào gameplay nhiều hơn, khi họ xây dựng một game hấp dẫn đủ để thu hút lượng lớn Investor, Player và các tổ chức E-Sport thì nền kinh tế trong game của họ cũng đủ lớn để nuôi sống các PLAYER Xuất chúng như: Game thủ chuyên nghiệp, Các đơn vị tổ chức E-Sport, Các Guild lớn, Những Player xuất sắc,…

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com