Phần 2 của chủ đề NFT: NFT là gì? NFT hiện tại như thế nào? Những vấn đề liên quan đến tính xác thực NFT

Định nghĩa cơ bản
Trước tiên, chúng ta phải hiểu khái niệm NFT (Non fungible token) ở hình thức cơ bản nhất, từ đó mới có thể hình dung được vai trò và các cách thức mà NFT nên được sử dụng sao cho hợp lý. Cùng điểm qua 1 ví dụ sau trong việc quản lý dân số

  • Ở khía cạnh tổng quan, nhà quản lý cần biết Sài Gòn có bao nhiêu người. Nhà quản lý đã thực hiện việc điều tra dân số và đếm ra tại Sài Gòn có khoảng 9 triệu người (theo wikipedia). Như vậy, người ta lấy “người” làm đơn vị để đo lường, xác định quy mô, so sánh độ lớn/nhỏ so với địa phương khác. Lúc này đơn vị “người” có tính chất fungible, tức là có thể “gộp chung” lại khi kiểm đếm vì có tính chất tương tự nhau (do không đi vào chi tiết để so sánh)
  • Theo nhiều nhu cầu quản lý khác nhau, người ta không thể chỉ dùng 1 đơn vị là “người” để nói 1 thứ quá chung chung mà bắt đầu xuất hiện các loại đơn vị khác như nam/nữ, độ tuổi, phường/quận. Thật ra, bản chất nó vẫn là “người” nhưng là người nam/người nữ, người ở Q1, người ở Q2,… Tức là người ta đã thêm vào 1 số đặc điểm để tạo nên phân loại cho 1 nhóm đối tượng có chung 1 đặc điểm nào đó. Mục đích vẫn phục vụ cho hoạt động quản lý ở tầm vĩ mô
  • Tuy nhiên, khi người ta đi vào 1 nhu cầu chi tiết nhất thì câu hỏi đặt ra là phải làm sao để phân biệt từng cá nhân? Làm sao để phân biệt được 1 người tên là Nguyễn Minh Sơn, sinh ngày 25/04/1987, có địa chỉ thường trú ở Q11 với 1 người khác cũng tên là Nguyễn Minh Sơn, sinh ngày 26/07/1998, có địa chỉ thường trú ở Q.12? Câu trả lời đó là CMND: mỗi người được cấp 1 mã định danh riêng biệt. Tương tự, đó cũng là vai trò của NFT: dùng để xác định tính độc nhất và không thể nào thay thế được của 1 đối tượng nào đó.
    Mình nghĩ rằng qua ví dụ trên, các bạn đã nắm được NFT là gì. Tuy nhiên có thể tham khảo thêm cơ bản tại đây: https://cointelegraph.com/magazine/nonfungible-tokens/…
    Vậy, hiểu được tính chất quan trọng trên của NFT, chúng ta sẽ đi đến 1 số thắc mắc khác:
  1. Biết là NFT đảm bảo tính độc nhất rồi nhưng ai sẽ là người đứng ra bảo đảm, xác nhận, làm sao tin được bố con thằng nào
  2. Rồi ai đứng ra xác nhận quyền sở hữu?
  3. Rồi làm sao để phân loại, sắp xếp nó vào đâu để còn biết truy vấn (querry) chứ? Khi không quăng ra biết nó ở đâu trên internet mà kiếm?
  4. Rồi nếu 1 NFT nhưng đem lên nhiều blockchain khác nhau (Ethereum, Cardano, Polkadot, Solana,….) thì làm sao biết cái nào thực, cái nào giả?
    Để mình tóm gọn lại thông qua 1 câu sau: Đây là thời kỳ mông muội của NFT, vô pháp vô thiên, không hề có 1 chuẩn mực nào, ai muốn làm gì thì làm, các quy tắc hiện tại chỉ ở mức cơ bản nhất do 1 nhóm người tự nghĩ ra dựa trên 1 số hình mẫu có sẵn. Đây là lúc mà các bạn thấy giá trị của các cơ quan có thẩm quyền, các bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO,… Vai trò của họ là tạo ra các tiêu chuẩn, quy tắc để ứng xử chung cho 1 thể loại đối tượng nhất định.
    Ngoài lề 1 tí:
  • Luật pháp là bộ quy tắc ứng xử chung cho toàn xã hội, không có nó là xã hội đại loạn
  • Luật pháp không thể đúng tuyệt đối nhưng nó bao hàm rất nhiều những sự việc diễn ra trong đời sống này.
  • Mỗi người đều có bộ quy tắc ứng sử riêng gọi là “ý thức”, cái này cao hay thấp là do mỗi người nhận định
  • Mặc dù “pháp luật” chỉ quy định các hành vi bị cấm nhưng mục đích của nó là răn đe, đừng để những hành vi của những người có ý-thức-vô-cùng-quá-kém xảy ra
    Quay trở lại chủ đề NFT, sau khi tự trả lời các câu hỏi trên, các bạn có nhận xét gì về nền kinh tế NFT? Một số nhận xét của mình như sau:
  • Nền kinh tế NFT chưa có bộ quy tắc ứng xử chung, rất lộn xộn, tính năng được đưa ra 1 cách vội vã với mục đích kiếm chác trong thời điểm hiện tại.
  • Tiềm năng của NFT là cực lớn trong tương lai, cụ thể ra sao mấy bài tiếp theo sẽ nói.
  • Các vấn đề cấp bách cần giải quyết:
  1. Phải có thằng nào chứng nhận quyền sở hữu NFT
  2. Phải có thằng nào làm Index cho NFT
  3. Phải có thằng nào chứng thực giao dịch NFT cross platform
  • Tuy nhiên, để có được nhiều nhất trong thời điểm hiện tại, các bạn cần tìm hiểu ngay luật chơi, nhất là các bạn làm ở các lĩnh vực như đồ họa, âm nhạc, hình ảnh,…nói tóm lại là các lĩnh vực mà sản phẩm của các bạn là độc nhất. Trước tiên hãy tìm cách bảo vệ mình, đừng như vụ gạo ST 25 hiện tại đang bị 1 số thằng mặt lờ đăng ký thương hiệu ở Mỹ dẫn đến khả năng mất đi quyền sử dụng thương hiệu luôn -> Tức tránh khả năng sản phẩm của bạn bị cướp và đem bán 1 cách trắng trợn ấy!
    Mấy bài tiếp theo mình sẽ viết sau khi đi chơi Đà Lạt về, trong thời gian chờ, các bạn nên tự tìm hiểu thêm về NFT và use case của nó.
    Have a nice weekend.

https://cointelegraph.com/magazine/nonfungible-tokens/?fbclid=IwAR02GarYFVquzn0LUx4ZNBbR4HoZCQev5Q1uEUVmnhR4gfMklD-Z7i1CVgQ#fungible-vs-non-fungible

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com