Luật pháp luôn không theo kịp thực tế đời sống xã hội (P2)

Phần 2: Khi đầu tư cryptocurrency, chúng ta sẽ phải tuân thủ gì và kỳ vọng gì từ yếu tố pháp luật?

Xem phần 1 tại đây: https://minhson.blog/luat-phap-luon-khong-theo-kip-thuc-te-doi-song-xa-hoi-p1/

6. Đời sống xã hội luôn thay đổi không ngừng. Chính việc đó đã phát sinh rất nhiều hành vi mới mà trước đây không hề có, các hành vi đó đều “chưa chịu sự điều chỉnh của pháp luật”. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi đều sai mà trong 1 chuỗi các hành vi sẽ vừa có
(1) hành vi phạm pháp bị điều chỉnh bởi pháp luật hiện hành
và (2) hành vi chưa chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

7. Một ví dụ sinh động là vụ cướp 35 tỷ VND liên quan đến cryptocurrency năm vừa rồi.
Link báo: https://vnexpress.net/doanh-nhan-bi-cuop-35-ty-dong-tien-ao-tung-bi-bat-coc-hut-4289682.html

Tóm tắt: 1 tay lừa đảo / đa cấp (tạm gọi tên A) bị 1 nhóm NDT mất tiền (tạm gọi nhóm B ) khống chế, bắt cóc, tống tiền.

Các hành vi đã xảy ra trong suốt vụ này gồm:
– A gọi vốn đầu tư vào coin lừa đảo, đa cấp: khi góp tiền, được hứa hẹn đủ thứ thì nhóm B dễ dàng đưa tiền A nhưng bên B có lẽ là ko có bằng chứng gì về việc chuyển tiền nên không thể thưa kiện A về tội lừa đảo
– A làm mất tiền, lỗ vốn: do không có sự thừa nhận của pháp luật về cryptocurrency nên không thể định giá được phần mất mát. Bản chất là đầu tư cái gì đó, mất hết thì ráng chịu vì không xác định được giá trị thì không thưa kiện được. Nhóm B mất tài sản nhưng
(1) việc bỏ tiền vào crypto cũng đâu có được thừa nhận
(2) việc token xuống giá còn 0 cũng đâu có phải là hành vi phạp pháp nên không có cách nào thưa kiện A
– Nhóm B nóng máu, không thưa kiện được thì chơi luật rừng để buộc A nôn tiền ra -> khống chế, bắt cóc, tống tiền.

Như vậy, mặc dù về tình thì nhóm B đã bị mất rất nhiều tài sản vì làm ăn với A nhưng về mặt pháp luật hiện hành thì
(1)A không có lỗi vì hành vi đó không vi phạm những quy định hiện tại của pháp luật
(2) nhóm B vi phạm luật hình sự và phải trả giá nặng nề. Ai sai, sai bao nhiêu sai chắc mọi người cũng thấy nhưng pháp luật đâu có giải quyết được!

Một số nghi can trong vụ cướp 35 tỷ.
Nguồn: vnexpress.net

8. “Sống và làm việc theo pháp luật” có thể hiểu là “hiểu luật chơi và chơi đúng luật”. Đó là lý do chúng ta cần tư vấn về mặt pháp lý khi làm 1 việc gì đó quan trọng có thể bị xử lý bởi bộ luật hình sự. Chỗ này cần phân biệt luật dân sự và hình sự là như thế nào, có ảnh hưởng ra sao.

9. Đi rất xa và trở về, chúng ta nói về việc crypto đang là 1 mảng rất mới, nhiều quốc gia vẫn đang quan sát và sẽ từ từ có các quy định để đưa mọi hoạt động vào khuôn phép như cách con người tồn tại hàng ngàn năm qua. Trước tiên, điều cần tránh là “tránh làm sai các quy định pháp luật hiện hành”. Lấy 1 ví dụ cụ thể như sau: trong bối cảnh hàng tá các “venture/capital” tự xưng chỉ cần mở các group telegram/tạo các website thì Kite Capital được thành lập với các tiêu chí sau :
(1) không được cam kết lãi suất vì nếu như thế sẽ bị thưa kiện vì lừa đảo
(2) không được dùng bất cứ phương thức nào trả tiền hoa hồng cho việc gọi vốn vì đó là “gọi vốn bằng hình thức đa cấp”
(3) phải xác định danh tánh của NDT vì “phòng chống việc rửa tiền và tài trợ khủng bố”.
=> Như vậy, chúng tôi phải né tránh tất cả các việc làm sai trái được quy định bởi pháp luật!

10. Vậy chúng ta sẽ phải tuân thủ gì và kỳ vọng gì từ yếu tố pháp luật?
– Luật chống rửa tiền: (AML – Anti Money Laundering) tránh việc lợi dụng các công cụ để rửa tiền, nội dung chủ yếu quy định phải KYC đầy đủ để dễ dàng truy vết khi có vấn đề- Luật phòng chống tài trợ khủng bố: (CFT – Countering the Financing of Terrorism), cái này nghe nó ghê ghê nhưng tất cả mọi quốc gia đều có luật này dù có khủng bố hay không.

– Các điều luật liên quan đến:
(1) pháp luật về thanh toán
(2) gọi vốn
(3) các quy định về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, phương thức hoạt động)

– Kỳ vọng: Hành lang pháp lý rõ ràng tức là:
+ Công nhận tài sản số và quyền sở hữu hợp pháp của công dân đối với tài sản số. Đi kèm với nó sẽ là các quy định, hướng dẫn về việc kê khai và nộp thuế. Sau khi được “bảo kê” thì nhà nước mới xử lý các vấn đề liên quan
+ Áp dụng các điều luật về dân sự và hình sự cho mảng tài sản số
+ Quy định về luật đầu tư đối với tài sản số: đây là điều kiện tiên quyết để các tổ chức truyền thống tham gia
+ Các văn bản, hướng dẫn cách thức áp dụng: nhiều người nói cái miệng chứ có hình dung ra việc ngành kế toán sẽ thay đổi thế nào nếu áp dụng các tiêu chuẩn quản lý mới?

Mọi thứ, nếu nhìn nhận ở góc độ vĩ mô đều đối mặt với những khó khăn cực kỳ lớn chứ không phải làm bằng cái miệng, nói là xong. Mọi nhà nước nào cũng đều đang phải đối mặt với thách thức cực lớn từ thời đại. Việc cần làm là thử nghiệm, dám chấp nhận rủi ro chứ không phải là đứng nhìn và quan sát chờ thằng Trung thằng Mỹ áp dụng thành công rồi làm theo. Chỉ có điều, kết cuộc gần như hiển nhiên là VN sẽ ngồi im chờ đợi.

Đây là lúc cá nhanh nuốt cá chậm!

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com