GameFI? Nope! (P2)

Part 2: A Bright New World – Một thế giới mới được mở ra và là xu hướng tất yếu không thể phủ nhận

7. Thế giới game 1 lần nữa lại thay đổi.
Người chơi được sở hữu những gì họ tạo ra trong quá trình tham gia vào thế giới game. Thật sự đó chính là thành quả của việc tốn thời gian, công sức lao động. Khi một người mua hân hoan, sung sướng sở hữu 1 thanh kiếm quý trong game thì đó chính là công sức săn boss mà 1 người chơi khác đã nhọc công kiếm được.

Chúng ta đều thấy rằng:
– Thiết bị chơi game là công cụ lao động
– Nhân vật và trang bị đủ mạnh để đánh boss là công cụ lao động
– Người chơi game là người lao động
– Thời gian/công sức chơi game là tư liệu lao động
– Vật phẩm rớt ra là giá trị tạo ra bởi lao động

Chính vì thành kiến “chơi game vô bổ” nên số đông xã hội với định kiến của mình đã phủ nhận giá trị lao động của việc chơi game! Rõ ràng người chơi xứng đáng kiếm được thu nhập từ những gì họ tạo ra.

Axie Infinity đã mở ra một trào lưu chơi game kiếm tiền

8. Các đối tượng trong thế giới mới có thể được kể đến bao gồm:
– Nhà phát hành game là người tạo ra thế giới ảo, dựa trên các kịch bản game có chiều sâu xây dựng nên các thế giới đầy sắc màu, nơi mà player có thể hòa mình vào, nơi họ có 1 cuộc sống ảo thật sự.
– Người chơi game tham gia vào việc xây dựng nội dung, tương tác với thế giới ảo để tạo ra các giá trị dựa trên các kịch bản (scenario) được quy định trước. Và họ có quyền sở hữu các tài sản này. Lưu ý: công nghệ hiện tại chưa cho phép tất cả các giao dịch on-chain mà vẫn phải tồn tại các server của NPH để giải quyết vấn đề tốc độ tương tác giữa người chơi với thế giới game (tương tác client-server). Dĩ nhiên điểm yếu centralized này chúng ta phải tạm chấp nhận trong bối cảnh hiện tại tuy nhiên nhờ sự lưu vết của blockchain mà mọi gian lận dù là nhỏ nhất cũng có thể được truy vết và xử phạt.
– Các tổ chức thứ ba (third-party) là các bên nhìn thấy tiềm năng của thế giới game và tham gia đầu tư / đóng góp dưới nhiều hình thức, giúp phát triển hệ sinh thái liên quan bao gồm (1) quỹ đầu tư (2) tổ chức truyền thông (3) farm (4) tổ chức/hội nhóm game chuyên nghiệp

9. Nguyên tắc hoạt động
– Nhà phát hành game chịu trách nhiệm xây dựng thế giới game, tạo nội dung mới và vận hành, đảm bảo game tồn tại và phát triển
– Người chơi game tham gia tương tác, “lao động” để tạo ra giá trị trong game, mua bán và đóng “thuế”, tuân thủ luật lệ của hệ thống
– Third-party sử dụng nguồn lực của mình để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống đồng thời tuân thủ luật chơi.

10. Mô hình kinh doanh
– Nhà phát hành từ bỏ mô hình cũ trong việc độc quyền khai thác giá trị kinh tế trong game
– Quyền sở hữu và định đoạt vật phẩm thuộc về người chơi, phần lớn giao dịch được thực hiện qua marketplace và phải trả phí giao dịch cho NPH thông qua smartcontract.
– NPH thu phí và phân bổ lại cho các bên liên quan tùy thuộc vào đóng góp của họ cho hệ sinh thái.
– Hệ thống dual token được áp dụng, bao gồm (a) 1 token có vai trò in-game currency (b) một token có vai trò là phương tiện đầu tư, huy động vốn để phát triển game cho nhiều bên tham gia

Axie Marketplace – nơi mua bán các Axie và là nguồn thu duy nhất hiện tại của nhà phát hành game

11. Các thách thức sẽ phải đối mặt
– Sức ì của các mô hình truyền thống: hiện tại các mô hình đi trước như subscription / in-app purchase vẫn còn tiếp tục tăng trưởng khiến cho NPH có xu hướng níu giữ vị thế / lợi nhuận hơn là việc đầu tư khai phá mảng mới.

– Các sản phẩm game blockchain chưa đủ sức hút, nội dung còn kém hấp dẫn, chưa được đầu tư nhiều vào chất lượng sản phẩm do phần lớn NPH game blockchain xuất phát từ các nhóm dev blockchain bắt trend gaming, tạo ra các sản phẩm vội vã thông qua (a) đầu tư làm sản phẩm sơ sài (b) vội vã lấy các sản phẩm game truyền thống chưa phù hợp để chỉnh sửa và phát hành cho kịp trend (c) sự dễ dãi của thị trường do chủ yếu nhắm vào lợi nhuận.

– Sự phức tạp trong việc có quá nhiều thành phần tham gia vào nền kinh tế. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đối với game blockchain. Trước đây, mọi thứ có thể được chỉnh sửa 1 cách dễ dàng vì chi có quan hệ giữ NPH và player. NPH thông qua 1 số khảo sát sẽ quyết định bán vật phẩm giá bao nhiêu, dễ dàng điều chỉnh mức độ xuống tiền của player thông qua các chương trình khuyến mãi, các sự kiện đặc biệt để kích cầu nạp thẻ. Tuy nhiên, hiện tại, họ phải vận hành 1 nền kinh tế trong game có nhiều nhân tố tham gia, với mục đích và kỳ vọng khác nhau. NPH game phải đối mặt với việc cân bằng nền kinh tế để phục vụ định hướng phát triển dài hạn. Hầu hết họ chưa có trải nghiệm về việc cân bằng hệ phương trình nhiều biến này, chỉ cần sơ xẩy 1 bước sẽ khiến in-game economy sụp đổ do 1 bên nào đó khai thác / trục lợi.

Đơn cử có thể lấy 1 ví dụ nhỏ mà Sơn có thể nhìn thấy từ Thetan thông qua việc định giá Legendary Box, nếu định giá bằng USD thì sẽ khiến cho giá Thetan Coin (THC) bị neo ở 1 mức giá thấp, mãi không lên được nếu THC giá cao thì mua ngay Legendary Box sẽ có lợi hơn. Nếu định giá Legendary Box bằng Thetan Gem (THG) thì 1 ngày nào đó giá THG lên quá cao sẽ dẫn đến việc chẳng ai dùng THG để mở Legendary Box vì quá mắc. Chính điểm thắt này sẽ tạo ra thách thức không nhỏ cho Wolffun trong việc cân bằng nền kinh tế trong game.- Năng lực của NPH trong việc hiểu concept, tạo dựng và ứng dụng blockchain trong việc vận hành game.

12. Liệu có thứ gì đó gọi là Free-to-earn? Nope. Never!
Trong giai đoạn ban đầu của Axie, mọi thứ đều rất rẻ (affordable), người chơi có thể bỏ ra 1 khoản chi phí khá nhỏ để tham gia. Tuy nhiên, chính sự thành công của Axie đã khiến mọi thứ trở nên đắt đỏ, cung vượt cầu khiến cho mọi thứ tăng cao. Mọi người tất tay vào công cuộc “đào vàng 4.0”, giá account được đẩy lên đến đỉnh điểm khoảng 2000 usdt/account. Lúc này, một rào quá lớn là “GIÁ” đã ngăn cảm đám đông tham gia vào game vì việc bỏ vài ngàn USD chỉ để chơi một game (khó và chưa chắc hấp dẫn với tất cả mọi người) là điều có lẽ mà họ sẽ nghĩ rằng “bọn chơi game này điên hết rồi”, “tụi axie này đa cấp chứ có gì hay”

Tuy nhiên, mọi nỗ lực để biến game blockchain thành “free to earn” hiện đang lâm vào bế tắc vì:
– Nếu tham gia 1 cách miễn phí thì nền kinh tế trong game sẽ nhanh chóng sụp đổ bởi hàng vạn, hàng triệu account free
– Nếu số đông được chơi miễn phí và vẫn kiếm được tiền thì những người đi trước chẳng nhận được giá trị gì, mô hình sụp đổ ngay lập tức

Như vậy, để đảm bảo game có thể được tồn tại, hay nói chính xác hơn thì để in-game economy có động lực phát triển thì
– Người chơi sau bắt buộc phải tham gia bằng cách mua lại từ người chơi trước
– NPH không được can thiệp, không tạo ra vật phẩm phát miễn phí mà không phải chi trả dưới hình thức nào (khi game đã hoạt động) vì nó ảnh hưởng đến quyền tạo ra, sở hữu và mua bán vật phẩm trong game -> Game sẽ trở nên không có giá trị. Mọi thứ phải được tạo ra bằng hình thức lao động “chơi game”
– NPH buộc phải hạn chế ở mức tối đa, không cho phép người chơi miễn phí đạt được lợi ích kinh tế từ các account miễn phí hoặc chỉ cho phép họ có được 1 lợi ích cực nhỏ, không xứng đáng so với việc sở hữu tài khoản “xịn”
Vì vậy, hãy quên đi việc Free-to-earn mà 1 số người đang nói tới.

13. Liệu đây có phải các mô hình lừa đảo đa cấp, lấy tiền người sau trả cho người trước?
Một lần nữa, do định kiến của số đông mà người ta không nhìn thấy được việc chơi game chính là mang lại giá trị khi lao động nên phủ nhận thành quả có được từ game. Trong Axie, khi bạn bán SLP có được cho người khác, người ta dùng để lai tạo ra pet mới bán cho người có nhu cầu vậy không phải đó là quá trình tạo ra giá trị gia tăng à?

Việc mà các bạn nói ở đây có chăng thì đó chính là các mô hình click-to-earn, các trò lừa đảo đa cấp khoác lên mình lớp áo gaming, dụ dỗ người tham gia bằng cách vào cái thứ rác rưởi gọi là game đó, click click để nhận được token và đem bán lại cho người đến sau. Nó tạo ra giá trị gì? Nó hấp dẫn ở chỗ nào? Nó đem lại cảm xúc hào hứng phấn khởi gì? Hay là do chính bạn khi tham gia cũng chỉ vì “game này kiếm tiền được nè” nên nhắm mắt xuống tiền?

Bạn có biết rằng 1 trận game Thetan mang lại cảm giác sảng khoái và bất ngờ thú vị ở khả năng lật kèo trong chớp mắt?

Bạn có biết rằng 1 trận arena trong Axie lấy đi biết bao nhiêu neuron thần kinh của người chơi, tính toán đủ thứ kịch bản nhưng vẫn cay cú vì đối phương nhảy crit dam bất ngờ?

Game rác mà bạn tự huyễn hoặc mình đó chính là game “lao động” và sẽ giúp bạn kiếm tiền? Thế nên mất tiền cũng đừng có lấy làm lạ!

14. Vậy tham gia như thế nào?
Tùy vào năng lực nhận định của mỗi người mà hãy lựa chọn để đầu tư cho đúng. Về phía bản thân Sơn, hiện vẫn đang đầu tư theo 2 hướng
– Đối với các kèo IDO “game” blockchain: tham gia whitelist và bán ngay khi được giá, ít nhất thu hồi lại vốn và giữ 1 chút ít bán khi có thể ở các mức giá cao hơn
– Đối với các sản phẩm tiềm năng: phân tích, đánh giá và đầu tư vào các game được xây dựng công phu và bài bản. Tuy nhiên cũng phải tự hạn chế ở các mức rủi ro nhất định vì hoàn toàn có thể (1) game nhìn có vẻ hoành tráng nhưng là 1 sản phẩm dàn dựng để scam (2) game nổ cho lắm nhưng khi ra mắt như pháo xịt

(to be continued)

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com