GameFI? Nope! (P1)

1. Thời gian gần đây, trào lưu kiếm-tiền-từ-game đã nổi lên như là một xu hướng tất yếu. Mọi người, ở 1 góc độ nào đó đều bị cuốn theo vòng xoáy này. Tất cả đều fomo theo phong cách riêng của họ, dĩ nhiên động cơ của từng bên cũng rất khác nhau.

Dưới góc độ NDT, chúng ta không thể cấm đoán 1 bên nào đấy theo kiểu: “ê, đó giờ chưa làm game mà giờ tính lừa người hả mày?”. Vì điều này nó thể hiện sự ngô nghê của chính bản thân bạn, đừng cố gắng đi ban phát công bằng cho thế giới này mà hãy tự nâng cao năng lực nhận định.

2. Trước tiên, các bạn hãy tự mình tìm hiểu qua lịch sử phát triển của ngành game. Một số ít các bạn không chơi game từ nhỏ đến lớn (cái này chắc hiếm), cảm thấy thời gian chơi game là vô bổ nhưng bạn nên tự đọc thêm, trải nghiệm và cảm nhận để hiểu được vì sao người ta say mê, chìm đắm vào các thế giới ảo đến nỗi xã hội phải nhiều lần lên tiếng cảnh báo tác hại của nó.

Game (Trò chơi điện tử) là trước tiên là một loại hình giải trí tạo ra các thách thức / câu đố để người chơi vượt qua bằng nhiều hình thức khác nhau như tư duy giải đố / tương tác bằng thiết bị.

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của
(1) thiết bị nghe nhìn: giải quyết âm thanh và hiển thị hình ảnh
(2) thiết bị xử lý ngày càng mạnh mẽ (cpu/gpu)
(3) mức độ đầu tư vào kịch bản nhiều hơn khiến cho các thế giới game trở nên sinh động và hấp dẫn hơn
(4) các công cụ làm game ngày càng xịn sò hơn

Thiết bị chơi game hiện nay rất đa dạng

Thế giới game đã phát triển, đi từ đơn giản đến phức tạp, có tính hấp dẫn ngày càng cao

Từ hơn chục năm trước, nhu cầu chơi game của người chơi không còn bó buộc vào 1 môi trường offline mà đã thành online qua các game mmo (massively multiplayer online game), nơi mọi người có vừa cùng chơi game, tạo thành các hội nhóm, kết bạn, trao đổi / mua bán vật phẩm để kiếm tiền, v.v… Có thể nói game chính là 1 xã hội thu nhỏ của 1 cộng đồng có chung 1 sự liên kết, nơi 1 người buổi sáng đi làm công sở còn buổi tối về lên thế giới mạng để chinh chiến trong thế giới ảo cùng với bạn bè chiến hữu.

Chúng ta đã từng có những tháng năm chìm đắm trong thế giới của MU online / Pristontale / Gunbound / Võ lâm truyền kỳ / Warcraft 3 (Dday/Dota) / Granado Espada / Cửu long tranh bá v.v…

MU Online – tựa game ăn khách một thời

3. Bẵng đi 1 thời gian, mọi thứ thay đổi vì:
– Game thủ ngày xưa đã lớn, phải đối mặt với cơm áo gạo tiền, game không còn là tất cả nữa
– NPH hành đã theo đuổi các chiến lược khác nhau khiến cho game trở nên hút máu hơn, ít quan tâm đến cảm nhận của người chơi, không còn muốn xây dựng các con game hấp dẫn mà chỉ chăm chú vào việc khai thác túi tiền của game thủ: thay đổi mô hình khai thác, game thủ chỉ còn 1 con đường pay to win mà không thể kiếm được tiền từ việc chơi game.
=> Game ngày càng trở nên nhàm chán hơn. Tuy nhiên, cũng như sự biến đổi của lượng và chất, chính sự nhàm chán này dẫn đến 1 sự tiến hóa lên bước tiếp theo của nền công nghiệp game mà các bạn đang được chứng kiến: Play to Earn.

Axie Infinity – Mở đầu cho trào lưu Play to earn

4. Khi chơi game, để tăng mức độ hấp dẫn, độ khó, kéo dài game play, giữ chân ngươi chơi, những nhà làm game đã tạo ra hệ thống các vật phẩm phức tạp, khiến cho 1 người chơi không thể tự mình sở hữu tất cả mọi thứ. Và khác với game offline khi bạn có thể dùng cheatcode / cheat engine để khiến bạn bá đạo hơn trong game, ở các game online, bạn phải tự tay đi cày tiền / đánh boss để hy vọng có được item hiếm với tỷ lệ drop cực thấp (tạm bỏ qua việc hack game). Việc sở hữu item quý thể hiện sức mạnh, đẳng cấp cũng như độ giàu có, làm 1 cá nhân nổi bật trong cộng đồng người chơi game. Chính yếu tố đó đã tạo nên sự hấp dẫn cũng như tính cạnh tranh cho game online. Và vấn đề phát sinh tiếp theo đó chính là QUYỀN SỞ HỮU.

5. Mô hình đầu tiên mà các game áp dụng đó chính là Pay to Play: người chơi trả phí để được truy cập vào game. Nhà làm game đặt cược vào việc họ tạo ra các game hấp dẫn, lôi cuốn người chơi tham gia và trả phí để được chơi. Mô hình này tiến bộ hơn việc phân phối game truyền thống, các game hit mang lại lợi nhuận khá lớn nhưng sớm bộc lộ hạn chế: (1) không phải ai cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để trả phí chơi game hàng tháng và (2) vấn nạn các server lậu.

Điều này khiến nhiều game quyết định mở cửa cho người chơi tham gia miễn phí và nạp thẻ để mua vật phẩm trong game. Mình tạm gọi đây là hình thức in-game / app purchase. Chính hình thức này dẫn đến 1 hệ lụy đó chính là Pay-to-win, nơi mà các cuộc đua top chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh về tiền bạc, ai đập nhiều tiền hơn vào game thì người đó thắng. Cách thức này đã mang lại lợi nhuận siêu to khổng lồ cho NPH đến nỗi bà Tân cũng phải ghen tị tuy nhiên nó dần giết chết niềm vui chơi game của game thủ.

Game thủ, người chơi game, tham gia vào việc vận hành, tạo nên sắc màu cho thế giới game nhưng lại bị NPH hút máu 1 cách trắng trợn. Lý do là mặc dù họ bỏ công sức ra đánh boss, vất cả ngày đêm canh boss nhưng cuối cùng hệ thống vật phẩm chịu sự quản lý và thuộc quyền định đoạt của NPH. Họ chỉ sở hữu trên danh nghĩa, được sử dụng nhưng chẳng có quyền định đoạt, NPH chấm dứt game thì họ mất trắng mọi thứ.

6. Blockchain, cụ thể là NFT token, chính là lời giải cho bài toán quyền sở hữu đối với vật phẩm.
Một trong những quyền cơ bản và là nền tảng của nước Mỹ đó chính là quyền sở hữu tài sản. Theo nhận định của Sơn, đây chính là một trong những quyền quan trọng đóng góp vào sự thành công của giấc mơ Mỹ: những con người từ mọi nơi trên thế giới có thể đến, tạo dựng ra giá trị và sở hữu tài sản mà không thể bị chiếm đoạt 1 cách bất hợp pháp bởi bất cứ chủ thể nào, ngay cả Pháp luật. Quyền sở hữu tài sản cá nhân không chỉ quyết định sự thịnh vượng mà còn chính là nền tảng của sự tự do.

Trở lại với thế giới gaming, NFT token chính là 1 bản tuyên ngôn, cho phép người chơi có thể tạo ra, sử dụng, sở hữu và định đoạt (mua bán/cho tặng) với tài sản mà chính bản thân họ tạo ra. Chúng ta hãy khoan bàn đến tính “hợp pháp” trong nguồn gốc các “sản phẩm” này mà cần phải nhìn nhận được đây chính là điều cốt lõi thay đổi thế giới game trong thập niên này.

*Giải thích cho tựa đề bài này: Sơn không xem GameFi là sự kết hợp của Game và Finance như nhiều người hay đề cập đến. Thậm chí theo 1 lý giải có vẻ hợp lý hơn là “GameFi refers to the financialization of video gaming”. Game bản chất nó vẫn là game, nhiệm vụ là đem lại niềm vui giải trí cho con người. Việc kết hợp công nghệ blockchain chỉ giúp giải quyết bài toàn sở hữu như trong bài đề cập, đây là tồn tại không thể giải quyết bằng công nghệ cũ, đước ứng dụng blockchain nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và kích thích sự tham gia của player. Nếu gọi là GameFi thì bạn đang quá chú tâm đến yếu tố “finance” mà không xem trọng yếu tố chất lượng (phần linh hồn) của 1 sản phẩm vốn gói gọn như rất đầy đủ trong từ “game”

(to be continued)

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com