Sau khi trải qua rất nhiều lần sấp mặt, nhiều bạn đã thấy việc trade không phải là dễ những những lầm tưởng ban đầu. Đồng thời bạn thấy rất nhiều người post bài rất đúng, phán đâu trúng đó nên bạn nghĩ rằng: thôi thì góp vốn cho chuyên gia lấy tiền lãi tốt hơn là sấp mặt. Lãi suất rất tốt, kiểu nào cũng đảm bảo an toàn hơn là tự mua bán rồi mất hết vốn.
Chuyện ở đây mình không nói đến ai vì có thể các bạn ấy giỏi thật. Tuy nhiên, do bản chất sau của giao dịch:
– Bạn tự đưa tiền cho người ta như “hợp tác làm ăn”, do thấy uy tín, thấy nhà cao cửa rộng, thấy xe hơi xịn
– Bạn không dám hỏi “tại sao” vì “ngại”, vì sợ phiền, sợ làm người ta phật lòng, trả tiền lại, không nhận của bạn.
– Bạn không có cơ chế giám sát để biết hiện trạng tài sản của mình thế nào, lỡ có gì thì ra đi chẳng khác gì vụ mấy ngân hàng làm mất tiền khách: căn bản là do những rào cản mà con người tự dựng lên.
– Hầu hết đều không có giấy tờ, tính pháp lý cũng rất yếu.
Tại sao bạn không xây dựng cơ chế an toàn riêng? Bạn đã có mọi thứ chứ đâu phải không có? Mình chia sẻ như sau:
– Người bỏ tiền góp vốn ra là A, người nhận ủy thác để trade là B.
– A tạo tài khoản tại Binance chẳng hạn, gửi vào 1 số vốn. A sẽ giữ: email đăng ký (vì muốn withdraw phải qua email xác nhận), id và password của tài khoản. Như vậy A sẽ an tâm rằng việc B làm chỉ là gia tăng giá trị tài sản chứ không thể nào chiếm đoạt.
– B giữ: id, password, 2FA của tài khoản giao dịch. Như vậy B có toàn quyền để gia tăng giá trị tài khoản. B không thể làm gì khác để chiếm đoạt phần tiền đó.
– B sẽ gửi thông báo về hiện trạng tài khoản cho A theo chu kì cố định. A có quyền truy cập vào tài khoản để xem xét bất cứ lúc nào (yêu cầu B cung cấp 2 FA thời điểm đó).
– Hoạt động phân chia lợi nhuận sẽ theo thỏa thuận trước đó, theo tháng chẳng hạn.
Như vậy, cơ chế trên khiến bạn hoàn toàn giữ chắc tiền của mình, tránh bị chiếm dụng. 2 bên B có toàn quyền và A cũng an tâm hơn khi bỏ ra số tiền lớn. B chỉ có cách làm tốt việc của mình mới có được lợi nhuận, tránh việc nảy sinh lòng tham.
Thực tế thì chuyện cầm 1 khoản tiền lớn trong tay để trade kiếm lời là 1 chuyện cực kỳ nguy hiểm và đầy rủi ro. Chuyện đầu tiên mà người nhận trade ủy thác phải làm là quản lý chính bản thân của họ, xem tiền của khách hàng như chính đồng tiền của bản thân để đặt an toàn lên hàng đầu. Nhiều người tạo được 1 chút uy tín đã hô hào huy động mỗi người 50-100 triệu, sử dụng không hiệu quả nguồn vốn để rồi lâm vào con đường không lối thoát. Bên đưa tiền thì quá dễ dãi, bên nhận tiền thì thấy dễ quá nên tội gì không làm? Càng có kinh nghiệm thì càng không dám nhận tiền trade ủy thác tùy tiện.
Cũng nhiều người gợi ý sao không huy động mỗi người 50 triệu để trade, sau đây là câu trả lời của Sơn:
– Ngay từ đầu xuất hiện trên group này, Sơn đã theo đuổi việc đầu tư dài hạn.
– Không trade liên tục, không khuyến khích các bạn trade liên tục.
– Việc kiểm soát bản thân, kiên trì với mục tiêu, bất chấp có bỏ qua cơ hội, tránh bản thân không fomo lần sau là THÁCH THỨC RẤT LỚN
– Sơn không muốn cùng lúc phải đối phó với cảm xúc của rất nhiều người: khi có lời các bạn tung hô, khi có rủi ro các bạn không chịu đựng được.
– Những người trẻ tuổi, những người muốn giàu nhanh sẽ không hiểu được giá trị của thời gian, luôn nôn nóng làm giàu, đây là một trong những lý do chính khiến các bạn thất bại.
– Đừng tưởng việc lựa chọn coin để hodl lâu dài là dễ! Suy nghĩ kiểu “đưa tiền nó hodl thà tao mua rồi để đó” sẽ khiến bạn không thấy được toàn bộ quá trình kiểm tra, thẩm định. Có kiên trì với mục tiêu hay không? Xác định lúc nào chốt lời? Nếu nói hodl dễ thì chả phải ai cũng giàu hết rồi sao?
Tóm lại, góp vốn hợp tác với ai thì phải lường trước rủi ro. Cơ chế làm việc phải làm sao để loại bỏ yếu tố “lòng tin” ra khỏi hệ thống mà vẫn đảm bảo người ta toàn tâm toàn ý làm việc vì lợi nhuận. Truthless không phải là “mình tin bạn”, mà phải là: “bạn có muốn lừa đảo cũng chả làm được đâu, đừng có mơ”