Nhân dịp coin sút giá thê thảm, Sơn có vài chia sẻ về việc: Chúng ta nên hiểu về decentralized như thế nào cho đúng?
Đầu tháng đã đề cập đến chủ đề này nhưng nay mới có thời gian lật lại. Mời mọi người theo dõi.
1. Mở đầu là vấn đề muôn thưở trong ngôn ngữ: một từ ngữ tiếng Anh rất khó được CHUYỂN NGỮ hoàn toàn đúng nghĩa sang tiếng Việt. Vần đề này gây ra muôn vàn cách định nghĩa và nhận thức khác nhau. Rất nhiều người đã hiểu lầm từ định nghĩa cho đến việc áp dụng mô hình decentralized bối cảnh kinh tế mới. Decentralized không có nghĩa đơn giản là “Phi tập trung”? Dịch 1 cách mô hồ vậy thì phi tập trung cái gì?
2. Decentralized trong từng lĩnh vực có nhiều nghĩa khác nhau, vì khác chủ thể áp dụng vào
– Nếu bạn nói đến việc lưu trữ thông tin thì centralized là việc bạn lưu tất cả dữ liệu vào 1 ổ cứng duy nhất còn decentralized là việc lưu lên cloud, usd, backup hdd, đĩa quang, v.v…
– Nếu nói đến quyền lực thì centralized như chế độ quân chủ còn decentralized là chế độ dân chủ.
3. Hai ví dụ trên nếu đọc sơ qua thì bạn sẽ thấy 2 hình tượng được xây dựng như sau: “centralized” là thứ ác quỷ xấu xa còn “decentralized” là cứu tinh, là thứ đúng đắn. Centralized không gắn liền với “xấu xa” mà chỉ là cách chúng ta sử dụng thế nào cho phù hợp, ví dụ:
– 1 công ty muốn hoạt động tốt cần có 1 người lèo lái, quyền lực vẫn phải “centralized” chứ không phải ai muốn nói gì thì nói, làm gì thì làm”
– 1 đất nước cần có pháp luật, không thể để mọi người muốn nói gì nói, muốn làm gì làm, dân nghèo thì “thôi tội nghiệp” còn dân giàu thì “xử chết mẹ nó đi”
4. Qua ví dụ trên cho dù “de” hay “cen” thì thực tế luôn có ưu nhược điểm mà chúng ta phải thừa nhận, đánh đổi (trade-off) để vận dụng vào từng trường hợp khác nhau. Hãy thử dùng từ khóa “pros and cons of decentralization” và đọc sơ qua để mở mang tầm mắt nhé.
5. Vậy chúng ta phải hiểu “decentralized” thế nào cho phù hợp?
– Liệu nó có phải là kiểu “chia sẻ quyền lực”, “mỗi người đều được quyền quyết định”? Không!
– Liệu nó có phải là công cụ để chúng ta chống lại các chính quyền thối nát? Không!
6. Nhiều người trong chúng ta thường bị dẫn dắt bởi nhiều người VỤ LỢI nhưng MỞ MIỆNG LÀ ĐẠO ĐỨC. Họ rao giảng những giá trị không có thực, những thứ chủ nghĩa không tưởng gây định kiến, tạo nên sự ngộ nhận trong chúng ta.
7. Ví dụ cụ thể là trường hợp XRP, được khoác lên lớp áo xấu xa với các lý do sau:
– Team sáng lập giữ hết coin
– Là đồng tiền phục vụ cho bọn ngân hàng và nhà nước
– Dùng XRP để đổi lấy hết BTC quý giá của chúng ta, đem đổi thứ vô dụng (là XRP) đế lấy BTC mà không tốn công sức.
– XRP không “decentralized”
8. Câu hỏi đặt ra là?
– Những người đó có hiểu cách hoạt động của ngân hàng hiệu tại không?
– Có hiểu được hệ thống ngân hàng và bức tranh tổng thể về payment không?
– Có hình dung ra việc thiếu ngân hàng thì nền kinh tế ra sao không?
Có chăng là họ vì những lý do cá nhân, những ảo tưởng lệch lạc, những sự thù hằn vô căn cứ mà có định kiến. Và nữa, sức mạnh của nền kinh tế, chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia được điều hành bởi CÁC CHÍNH PHỦ chứ không phải tại ngân hàng thương mại, nơi mà cung cấp cho các bạn các dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày
+ Dịch vụ thẻ ATM
+ Dịch vụ chuyển tiền trong/ngoài nước
+ Tín dụng
+ Vay….Các hệ thống ngân hàng đã được xây dựng có thể nói là “heavily centralized”
9. Nay tạm dừng tại việc “hiểu”, kỳ sau sẽ quay lại việc áp dụng “decentralized” thế nào cho đúng.