Chiến tranh

1.”I’m Russian. Sorry for that”

Một thông điệp đầy tính nhân văn giữa cuộc chiến làm lay động hàng triệu trái tim. Một thông điệp tuy không thay đổi những gì xảy ra nhưng thể hiện sự đồng cảm (dù chúng ta có từng trải qua hay không) và tấm lòng hướng đến những người dân Ukraine đang gánh chịu hậu quả của chiến tranh

Những tổn thất về vật chất chỉ là bề nổi so với nỗi sợ vì tiếng đạn lạc, bơm rơi, tính mạng luôn bị đe dọa. Và hơn cả đó là nỗi lo về sự an toàn của những người thân yêu nhất.

Không bất cứ thường dân (civilian) nào mong muốn cảnh chiến tranh diễn ra.

2. Trong bối cảnh đó, số đông nhân loại khi nhìn chứng kiến những hình ảnh từ Ukraine sẽ cảm thấy cần phải đứng về phía nhân dân Ukraine, cần dừng lại cuộc chiến phi nghĩa này. Người ta hành động bằng bất cứ gì có thể
– Thể hiện sự chia sẻ thông qua 1 bài post, 1 comment
– Thảo luận với những người xung quanh về những gì đang xảy ra
– Dùng ảnh hưởng của bản thân, chia sẻ thông tin với những người trong circle- Biểu tình phản đối chiến tranh…con người làm điều đó vì không ai là động vật máu lạnh, nó thể hiện nhân tính, thứ mà nếu mất đi thì con người chẳng còn giá trị tồn tại.

3. Nhưng một thực tế đau lòng là không hành động nào của chúng ta có thể thay đối thực tại chiến tranh. Post này không nhằm mục đích phê phán đúng sai. Ngoài cảm giác giận dữ và đau sót, bạn thật sự làm được chuyện gì? Vậy nếu sớm vượt qua mọi cảm xúc nhất thời, những gì lắng động trong tâm trí của bạn? Bài học rút ra là gì?

4. Hành động của các bên Lưu ý: các sự việc được liệt kê ra sau đây theo đúng bản chất, hoàn toàn không bênh vực, lý giải cho hành động của bất cứ bên nào, chủ yếu hướng đến thực tế những gì đã xảy ra mà thôi

a) Nga đánh chiếm Ukraine:
(1) Nga cảm thấy sự an toàn / lợi ích của quốc gia bị đe dọa
(2) Gây 1 cuộc chiến thì phải cân nhắc rất kỹ mọi tổn thất không phải thích là làm
(3) Lợi ích dân tộc cao hơn lợi ích cá nhân, giới lãnh đạo sẵn sàng đánh đổi danh tiếng, trở thành ác quỷ
(4) Giai cấp lãnh đạo Nga ủng hộ và tiến hành cuộc chiến này.

b) Ukraine trong hơn 20 năm qua đã dựa trên lợi ích quốc gia cũng rất phân vân lựa chọn về phe Mỹ – Nato hay về phe Nga. Lựa chọn này nghiêng về Nato hiện tại đã khiến Ukraine trả giá đắt vì với Nga thì “it’s a no no”. Vậy VN phải làm thế nào trong mối quan hệ Mỹ – TQ – VN hoặc cá nhân chúng ta nếu kẹt trong 1 nhóm lợi ích đối lập? Tại điểm này, nếu xét trên góc nhìn dân chủ, nhiều người cho rằng quyết định về phe nào là quyền tự do của nhân dân Ukraine nhưng xét trên 1 bố cục lớn hơn, hành động cương quyết của Nga là kiểu “mày có quyền lựa chọn nhưng ảnh hưởng đến tao là tao dứt”

c) NATO: Bạn có thật sự hiểu rằng Nato là gì và hình thành như thế nào? Nato muốn gia tăng tầm ảnh hưởng về phía Đông. Dù Ukraine chưa là thành viên chính thức nhưng sự viện trợ của Nato đã thể hiện rằng họ muốn tạo lên 1 hàng rào phòng thủ từ xa đối với Nga cũng như đặt thêm 1 họng súng vào Moscow (biên giới gần nhất của Ukraine cách Moscow khoảng 600 km). Việc kết nạp các thành viên của Liên Xô cũ vào Nato đã thể hiện điều này. Dù trên danh nghĩa là 1 khối thống nhất nhưng có nước lớn (Đức, Pháp, Anh) cũng như rất nhiều nước bé. Nội bộ Nato cũng chia rẻ, dè dặt vì không nước nào muốn trực tiếp đối đầu với Nga vì họ sẽ có rất nhiều thứ để mất, vì “nếu tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tại Ukraine tức là đối mặt trực tiếp với Nga”. Các nước lớn sẽ:
– Tăng cường phòng vệ, chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất
– Trừng phạt kinh tế đối với Nga
– Viện trợ tiền bạc và vũ khí cho Ukraine

NATO (North Atlantic Treaty Organization): Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương

d) Mỹ: mong muốn kiểm soát trật tự thế giới, trong đó phải trấn áp Nga từ xa đã khiến Mỹ tài trợ rất nhiều từ kinh tế đến quân sự cho việc “acquire” các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Đây là nước cờ cực cao tay của Mỹ trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng và tạo nên 1 mạng lưới phòng thủ rộng khắp. Bước tiếp theo của Mỹ chính là:
(1) trừng phạt kinh tế đối với Nga
và (2) viện trợ cho Ukraine. Theo tin tức thì Mỹ sẽ viện trợ khoảng 6.4 tỷ USD cho các hoạt động liên quan.

e) Trung Quốc: Rõ ràng là bên chiến thắng trong cuộc chiến này. Các bên đánh nhau có thế nào đi nữa thì vị thế của TQ vẫn sẽ được đảm bảo, bất chấp một số ít thiệt hại kinh tế do chuỗi cung ứng bị đe dọa:
(1) áp lực của Mỹ lên TQ sẽ giảm đi
(2) ngư ông đắc lợi. TQ chỉ cần duy trì 1 vị thế bàn quan nhưng không quá bị động, phản ứng kịp thời là được. Trên bàn cờ thế, việc ủng hộ Nga đã xây dựng vững chắc vị thế của TQ.

f) Opec: chờ đợi phản ứng của các bên và … ký điều khoản mới liên quan đến sản lượng và giá dầu.

g) Số đông các nước khác, bao gồm cả Việt Nam: “Chúng tôi cực lực phản đối chiến tranh và kêu gọi các bên ngồi lại đàm phán hướng đến hòa bình”

5. Cuộc chiến này có vô nghĩa không?Có! Nó chắc chắn là vô nghĩa trước những mất mát của người vô tội. Không 1 lý do nào là chính đáng để tước đoạt sinh mạng của người khác. Nhưng đó chỉ là ở góc độ tâm lý, cảm xúc của chúng ta trên khía cạnh 1 con người!

6. Cuộc chiến này không hề vô nghĩa đối với các quốc gia!
– Đây là cuộc chiến sắp xếp lại trật tự thế giới, ngòi nổ Ukraine chính là phản ứng “enough is enough” của Nga trước sự bành trướng của Nato, là cái kết của hơn 30 năm giằng co từ khi Liên Xô sụp đổ -> Công cuộc mở rộng của Nato -> Kết quả hiện tại.

– Đây là thực tế cuộc sống để chúng ta thấy rằng mọi mất mát dù có lớn đến mức nào cũng là nhỏ nhoi so với lợi ích của dân tộc. Để chúng ta thấy rằng 1 khi “cross the line” thì Nga sẵn sàng trả giá đắt, táng sấp mặt Ukraine vì quyền lợi của Nga.

– Đây là bài học để tất cả các bên hiểu đâu là giới hạn của định hướng, thương lượng. Trong thế giới mà kinh tế đã trở thành các quả đấm thép vẫn có chỗ cho chiến tranh, như là phương sách cuối cùng (last resort).

– Đây là lúc chúng ta thấy các quốc gia có thể trở nên đơn độc như thế nào khi xảy ra chiến tranh. Mọi lời hứa / đảm bảo đều trở nên nhỏ nhoi và khó triển khai như cam kết ban đầu. Khi xảy ra vấn đề thì vẫn phải đứng trên đôi chân của chính mình.

– Đây là dịp chúng ta thấy được bản chất, vai trò và lợi ích của các bên liên quan. Hơi khôi hài 1 chút là các bạn hẳn đã từng nghe qua chữ “tự diễn biến”, được sử dụng rất nhiều bởi những người làm tuyên giáo ở VN, mình nghĩ các bạn sẽ hiểu rõ ý nghĩa chữ này hơn thông qua cuộc chiến này. Đây là phương thức ưa chuộng của Mỹ: dùng quân bài tự do dân chủ, đi trồng hạt mầm lên, chăm bón nó để tự phát triển thành những trào lưu đối kháng với giai cấp cầm quyền. Phần này các bạn đọc thêm qua Cách Mạng Cam sẽ rõ.

7. Việt Nam học được gì?
Rất nhiều quan ngại xuất hiện kiểu: rồi TQ đánh VN như Ukraine thì sao? Đây không phải là quan ngại vô lí! Nhưng nó bất hợp lý ở chỗ người đặt ra vấn đề không tự tìm hiểu, đào sâu hơn vấn đề, so sánh nhiều yếu tố để rút ra kết luận đó.

Sẽ rất khó để VN lâm vào hoàn cảnh như Ukraine vì:
– VN cách rất xa Bắc Kinh cũng như mọi thành phố chính trị quan trọng khác của TQ.

– Địa hình đồi núi phía Bắc không thuận tiện cho việc triển khai các hoạt động quân sự 1 cách nhanh chóng. TQ quá rộng lớn đối với năng lực quân sự của VN

– Kinh tế VN phụ thuộc gần như hoàn toàn vào TQ, cấm biên vài tháng đã mệt nhoài thì đừng nói đến việc chiến tranh xảy ra. VN sẽ chết đói trước khi kịp tấn công TQ

– Chẳng có liên minh quân sự nào đủ mạnh như Nato có thể đe dọa được TQ tại Biển Đông và quan trọng là VN vẫn đang giữ vị thế trung lập để phát triển kinh tế xã hội, tức là lâu lâu vẫn có vài hạm đội của Mỹ vào thăm nhưng vẫn giữ thái độ vừa phải kiểu “chúng tôi cực lực phản đối” chứ không hề triển khai các hoạt động quân sự nào với TQ

Việt Nam nên học việc tự đứng trên đôi chân của mình, phát triển kinh tế cũng như tạo vị thế của mình trên môi trường quốc tế. Có rất nhiều chuyện phải làm để có thể tự lực tự cường nhưng về đường lối ngoại giao thì VN đang làm rất tốt trước các diễn biến phức tạp, trước đấu đá của các bên muốn tạo sức ảnh hưởng đến VN.

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com