Central Bank Digital Currency, phần 3 lợi ích mà CBDC sẽ mang lại cho Chính phủ

CBDC – Central Bank Digital Currency (phần 3)
Vậy sự ra đời của CBDC sẽ mang lại những lợi ích gì cho Chính phủ
Về góc độ của chính phủ, các lợi ích tuyệt vời mà CBDC mang lại bao gồm:

  1. “One chain rules all”
    Trong thế giới public blockchain, đây là điều mình thấy ngớ ngẩn nhất. Đó là câu nói cửa miệng của những người cực hữu bảo thủ, cho rằng thứ mà mình nắm giữ mới là tốt nhất, phủ định tất cả mọi nỗ lực, thành tựu của người khác. Các bạn có thể dùng từ khóa maximalist để tìm kiếm những người đó, ví dụ như là Andreas Antonopoulos, ông ta cực giỏi nhưng có lẽ tâm trí, cảm xúc đã dành hết cho Bitcoin mà ko nhìn thấy thứ gì khác.
    Tuy nhiên, đối với CBDC, blockchain sẽ mang lại cho các Chính phủ 1 quyền năng tối thượng theo đúng câu nói trên: One chain rules all! Tương lai chúng ta sẽ có:
  • Mỗi quốc gia sẽ có 1 blockchain sử dụng cho thanh toán (tạm gọi A-chain) hoạt động theo cơ chế phân quyền với các node được chỉ định, vận hành bởi: chính phủ, quân đội, ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại,… Sơ sơ tầm 21 node.
  • Chính phủ vẫn phải tôn trọng quy tắc chung về quyền riêng tư đã tồn tại trước giờ, xây dựng cơ chế để đảm bảo quyền riêng tư về tài sản cho mọi thành phần, bất kể là ai.
  • Thông tin cá nhân của khách hàng nằm trên CMS của mỗi ngân hàng, tức là không có gì thay đổi so với hiện tại. Cơ chế lấy thông tin phải được sự cho phép bởi pháp luật (có yêu cầu của tòa án chẳng hạn)
  • Mọi giao dịch đều ẩn danh, chỉ biết từ địa chỉ ví này đến địa chỉ ví kia (xét trên phương diện trên explorer của A-chain). Chỉ có ngân hàng của bạn biết thông tin giao dịch của bạn. Vd: Sơn, chuyển 1 triệu VND từ ngân hàng B sang tài khoản khách hàng tại ngân hàng C thì chỉ có ngân hàng B và C biết thông tin về giao dịch đó (vì ghi nhận trên CMS của mỗi ngân hàng) các ngân hàng khác đều KHÔNG THỂ BIẾT THÔNG TIN.
  • Chính phủ vẫn KHÔNG NHÚNG TAY VÀO DÒNG TIỀN, mọi hoạt động giao dịch vẫn do các ngân hàng thương mại đảm nhiệm, tuy nhiên lúc nào mọi giao dịch đã có 1 bản lưu trên A-chain. Tất cả các vấn đề phạm pháp về tài chính sẽ có thể được truy lùng dấu vết 1 cách dễ dàng mà không cách nào dấu diếm được. Thật đúng là “dĩ dãng dơ dáy dễ dì dấu diếm”

2. Các lợi ích siêu khủng cho hệ thống tài chính mà mỗi quốc gia sẽ đạt được bao gồm

  • Cả nước sẽ có 1 blockchain về thanh toán riêng, không phụ thuộc vào 1 chủ thể nào. Mọi giao dịch đều được ghi nhận với tốc độ tức thời, các bạn có thể thực hiện chuyển khoản nhanh và kiểm tra lại giao dịch tức thì, không cần phải “anh chuyển khoản rồi báo em kiểm tra nhé”. Thông tin minh bạch, an toàn, không ai có thể chỉnh sửa vì có explorer trực tiếp chứ ko phải qua mấy cái hình chuyển khoản có thể PTS như chúng ta thấy trong thời gian qua
  • Toàn bộ các core-banking sẽ có thể được đồng nhất, tiết kiệm chi phí mua bản quyền cũng như vận hành (phần cứng / phần mềm/bảo mật / nhân sự/ server/…). Tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các ngân hàng thương mại tham gia
  • Mỗi ngân hàng thương mại không cần phải phí nguồn lực để phát triển riêng lẽ một tính năng nào đó để cho bản thân sử dụng riêng, chính phủ sẽ bán platform as a service. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu họ có thể phát triển riêng 1 module chuyên biệt nào đó để gắn lên platform.
  • Chính phủ có thể thu thuế tốt hơn / ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp / rửa tiền. Việc tracking được giao dịch có thể giúp đóng băng các nguồn tiền bẩn dễ dàng
  • Finacial Inclusion: khả năng cung cấp toàn diện các sản phẩm tài chính cho doanh nghiệp và người dân bởi chi phí siêu rẻ. Smart contract cho phép triển khai hợp đồng thông minh, giảm thiểu đáng kể các chi phí trung gian cho hệ thống.
  • Dễ dàng triển khai cũng như đo lường hiệu quả của các chính sách tài khóa, mọi chính sách về tài chính cho các đối tượng trong nền kinh tế. Vd: qua smart contract biết được bao nhiêu người vay, số tiền bao nhiêu, có dùng đúng mục đích hay không. Nó chính là một phiên bản super power business intelligence

Dĩ nhiên là còn nhiều lợi ích khác nữa mà tạm thời trong kiến thức hiện tại mình chỉ có thể tưởng tượng đến đây. Nó mới là tương lai của ngành tài chính 15-20-30-50 năm nữa. Đó sẽ là những điều chắc chắn xảy ra, nhưng thời gian là khi nào thì phụ thuộc vào các rào cản về pháp lý / công nghệ mà chúng ta sẽ gặp phải.

Mình tin rằng những lợi ích trên cũng là động lực để các quốc gia triển khai CBDC. Đặc biệt là Trung Quốc, họ đã bỏ khá xa các nước khác trong chiến trường này. Ngoài ra, đây cũng là con bài để Trung Quốc có thể ôm mộng bá quyền trên toàn thế giới, lật đổ vị thế của đồng USD, đưa đồng CNY kỹ thuật số lên vị trí số 1 thế giới. Theo nhận định của mình, hành động trên là nỗ lực rất hay của Trung Quốc, dù sao đi nữa thì nó cũng sẽ đem lại lợi ích cho cả nhân loại. Đứng trên phương diện của Trung Quốc, họ dám mơ lớn và hành động vì quyền lợi chính đáng, điều đó chẳng có gì sai!

“Chiến tranh tiền tệ đã chuyển sang một mặt trận mới”Đó sẽ là tên của bài viết cuối cùng trong series CBDC.

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com