BUSINESS MODEL AT ITS FINEST
Mình chỉnh sửa 1 comment của 1 bạn ngày hôm qua, “Capitalism at its finest”, được trích dẫn trong bộ phim Wall Street 1987 để làm tựa đề cho bài viết ngày hôm nay. Đây là một bộ phim khá hay mặc dù không liên quan gì đến chủ đề mà mình muốn nói trong bài viết.
BUSINESS MODEL LÀ GÌ?
Business model là “Mô hình kinh doanh” ngắn gọn là: những mô tả về việc kiếm tiền mà bạn đang theo đuổi. Đó có thể là mô hình kinh doanh của 1 tổ chức hay 1 cá nhân bất kỳ.
Một mô tả khác như sau: A business model describes the rationale of how an organization creates, delivers, and captures value, in economic, social, cultural or other contexts
Khi nghe qua một model, bạn sẽ hiểu được sơ bộ cách thức mà người ta phải làm việc, quản lý chi phí, rủi ro kèm theo để có thể đạt được một mức lợi ích kinh tế kỳ vọng. Trình bày 1 business model có rất nhiều cách nhưng hình thức hiệu quả nhất đó là bảng phân tích PNL (Profit and Loss)
Việc hiểu về business model đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là bước khởi đầu trong tất cả công việc làm ăn của mình. Thông thường khi mình nói: “Các bạn không hiểu về business model”, nhiều người sẽ cảm thấy tự ái, phản ứng kiểu (1) ko quan tâm, mặc kệ (2) hỏi ngược lại “Chắc gì bạn đúng?”. Nhưng các bạn quên rằng đó là 1 sự thật cực kỳ quan trọng, dẫn đến cách biệt hàng vạn dặm trong lối tư duy giữa mình và các bạn.
Trước tiên, chúng ta hãy nói về việc tại sao business model đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống nhé.
VÍ DỤ CƠ BẢN VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BUSINESS MODEL
Bạn có tài nấu ăn ngon, bạn muốn mở 1 quán ăn và tin chắc mình sẽ kiếm được lợi nhuận 1 tháng tầm vài trăm triệu. Nhưng trước tiên mở quán ăn cần phải có vốn, bạn đi vay mượn người thân trong nhà, bạn bè, đồng nghiệp. Bạn đến gặp họ và mở đầu câu chuyện:
“Con/em/mình muốn mở 1 quán ăn, đang cần vốn nên muốn mượn 1 số tiền x, nếu có tiền xin cho mượn, sau x tháng sẽ trả lại”
Cái kết tất yếu mà bạn nhận được đó là sự từ chối vì nhiều lý do khác nhau. Bạn sẽ chán nản, cảm thấy ko có ai tốt, không có ai giúp đỡ mình trong khi bạn biết rằng họ có tiền. Vậy sai lầm ở đâu?
Sai lầm ở chính bạn! Vì mình tin chắc rằng khả năng thất bại cũng bạn cũng cực cao như việc gọi vốn vậy. Có thể phân tích như sau:
- Việc nấu ăn ngon là điều kiện cần, ko phải điều kiện đủ để buôn bán thành công, chính vì suy nghĩ đơn giản, non nớt đó sẽ khiến bạn đối mặt với rất nhiều vấn đề phải giải quyết như: lựa chọn và tiền thuê mặt bằng, cách lên menu và quyết định giá, chi phí thuê mướn nhân sự / điện nước, lựa chọn nguồn cung nguyên vật liệu, hình thức tìm kiếm khách hàng / quảng cáo sp,… Khi mở 1 business dù lớn hay nhỏ, bạn chính là CEO của doanh nghiệp MỘT MÌNH TUI. Bạn phải đóng vai trò CEO chứ không phải vai trò đầu bếp!
- Bạn đưa 1 ý tưởng quá mơ hồ, không có gì làm bằng chứng thì sao có thể thuyết phục được người cho mượn. Quay trở lại những ngày tháng cách đây 10 năm, mình không thể mượn 120 triệu vì (1) người cho mượn không tin tưởng vào năng lực kiếm tiền của mình (2) kế hoạch trả nợ của mình không thuyết phục được họ.
Qua kèo Axie, bạn nghĩ rằng 63 người đã góp vốn bị thuyết phục bởi lý do nào?
a. Vì tin vào mình
b. Vì thấy mô hình kinh doanh của mình đưa ra hợp lý
Một sự thật trần trụi được phơi bày:
Người có năng lực kiếm tiền thì không bao giờ thiếu vốn. Bạn không thể vay mượn khi làm ăn vì bạn yếu kém, không có business mindset dẫn đến không thuyết phục được người khác. Những người cho bạn mượn chỉ là những người đang yêu thương và nuông chiều bạn 1 cách vô điều kiện, họ chính là quý nhân của cuộc đời bạn. Nhưng khó mà ăn may mãi được!
Vậy chúng ta phải làm sao?
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ ÁP DỤNG BUSINESS MODEL VÀO CUỘC SỐNG
Có một chuyện thú vị là khi trao đổi với nhiều bạn thì hầu hết các bạn đều quen với busines model trong quá trình làm việc: trình bày khi gặp khách hàng, đối tác,… Nhưng tuyệt nhiên các bạn không nghĩ đến chuyện áp dụng phân tích business model vào việc đầu tư crypto.
Các bạn cho rằng việc đầu tư cryto là 1 cái gì đó khác lạ (1) tin vào thị trường bị thao túng (2) tin rằng thị trường này rất khác những thị trường truyền thống (3) tin vào phân tích kỹ thuật. Mình không phủ nhận tất cả các lòng tin của các bạn nhưng câu hỏi là: Tại sao không áp dụng việc phân tích mô hình kinh doanh???
Phân tích business model luôn là nền tảng cho mọi thành công vững chắc của mình! Đó là sự khác biệt khủng khiếp mà hầu hết các bạn không nhận ra.
Hay vì các bạn vẫn ngày ngày kiếm được tiền, nên có lẽ những điều mình nói chẳng có ý nghĩa gì? “Hey Sơn, you make no sense at all.”
Dành cho các bạn lắng nghe.
Mọi quyết định đều hình thành trên 3 cơ sở
- Phân tích mô hình kinh doanh để thực sự hiểu, có đánh giá chính xác về tầm quan trọng, khả năng phát triển của 1 business nào đó
- Đánh giá hiệu quả của quá trình hiện thực ý tưởng để xem business đó là real hay fake
- Theo dõi quá trình phát triển để đặt kỳ vọng đúng hạn
Trước tiên, hãy thay đổi tư duy của chính bản thân các bạn, vì bạn là người quyết định rằng: cái này đâu có áp dụng phân tích business model được đâu mà phải làm, rách việc!
Tiếp theo của việc phân tích business model bao gồm:
- Hoàn thiện ý tưởng của mình
- Liệt kê tất cả các dòng chi phí chính liên quan, quy đổi tất cả vấn đề liên quan đến rủi ro thành chi phí
- Liệt kê tất cả các dòng lợi nhuận có được từ dự án, nhìn hết tất cả các “game” có thể được thực hiện để tìm ra dòng doanh thu
- Nhìn lại toàn bộ business model để thấy các vấn đề cốt lõi cần được giải quyết, bóc tách ra từng bài toán nhỏ hơn để xử lý nếu cần.
Lưu ý:
Việc xây dựng business model cần thành thật với chính bản thân bạn, ngoại trừ muốn lừa dối bản thân mình / người khác, che mắt họ bằng các con số không tưởng, vô dụng thì việc đưa ra các giả định với chỉ số thấp, hơi bảo thủ (conservative approach) sẽ gia tăng giới hạn chịu đựng của bạn lên.
Chương trình đến đây là hết.