Blockchain là loại bỏ yếu tố lòng tin như thế nào?

Truthless/Trustless economy (Điểm này mình ko rõ là dùng truthless hay là trustless. Tuy nhiên nghĩa được sử dụng là “loại bỏ yếu tố lòng tin, không phải lo lắng bị lừa đảo mà vẫn đảm bảo sự việc diễn ra như thoả thuận ban đầu. Hoàn toàn khác nghĩa bạn tra từ điển tiếng anh).

Bạn bán hàng online khách sợ bạn bán đồ dỏm, chất lượng không như quảng cáo nên muốn sử dụng ship COD. Tuy nhiên khi COD thì bạn không thể có ngay tiền để xoay vòng vốn được.

Bạn mua 1 món đồ online, chuyện bạn băn khoăn là: lỡ như mình trả tiền người ta không ship hàng thì sao? Lỡ như người ta ship cho mình cục gạch thì sao?

Thời buổi Internet bùng nổ, nhu cầu giao dịch không còn bó hẹp trong phạm vi nơi bạn sinh sống nữa. Ở Sài Gòn bạn có thể mua 1 món đồ bạn thích ở Hà Nội và ngược lại. Nếu bạn mua ở 1 cửa hàng lớn, có thương hiệu thì họ không bán rẻ uy tín để lừa đảo người mua (trừ chuyện nhân viên làm bậy 1 vố cuối rồi nghỉ việc). Nhưng ngặt nỗi có rất nhiều sản phẩm độc, lạ, hoặc là “giá thơm”, hoặc là “gấu của bạn chỉ thích món đó mà thôi”…khiến cho việc mua bán với 1 cửa hàng nhỏ/1 cá nhân nào đó là việc không tránh khỏi. Điều này dẫn đến kết cuộc tất yếu là trong “sự nghiệp mua hàng online” của bạn thế nào cũng “dính chưởng” một hay vài cú. Mình cũng đã từng dính chưởng. Ngoài lề tí: cách đây 9 năm mình có liên lạc qua yahoo để mua khăn len của 1 bạn ngoài Hà Nội đan tay rất đẹp mà siêu rẻ, chỉ có 50k-80k/1 cái thôi, giờ vẫn còn giữ ?

Dài dòng để thấy rằng việc mua bán ngày càng được mở rộng ra, khoảng cách không còn là trở ngại lớn (nhờ vào Internet). Tuy nhiên yếu tố lòng tin (truth) là rào cản tiếp theo cần được giải quyết.

Blockchain giải quyết điều đó như thế nào?

Nhờ vào tính chất KHÔNG THAY ĐỔI, PHÂN TÁN DỮ LIỆU, KHÓ TẤN CÔNG, DỄ DÀNG KIỂM TRA KHI CÓ NHU CẦU khi ứng dụng được blockchain vào việc kinh doanh, mọi thông tin sẽ hoàn toàn minh bạch, giả sử:
– Người bán hàng sử dụng Chotot, mọi thông tin về việc bạn quảng cáo, chỉnh sửa thế nào đều lưu lại bằng blockchain. Thêm cả thông tin mà người khác đã đánh giá về bạn nữa.
– Dịch vụ vận chuyển, ví dụ là Viettel, mọi thông tin về vận đơn được lưu lại trên blockchain: thông tin về gói hàng, nhân viên giao nhận, ký xác nhận của khách, v.v… đều lưu trên blockchain. Có vấn đề gì sẽ truy ngược lại trách nhiệm
– Sản phẩm được bán ra sẽ lưu đầy đủ thông tin trên blockchain: nguồn gốc xuất xứ, bán đi đâu, chi tiết những linh kiện bên trong, v.v…
– Đối với các sản phẩm dịch vụ, thông tin về quy trình, những người chịu trách nhiệm được lưu trữ lại.
Vd: quy trình cấp tín dụng liên quan đến nhân viên nào được ghi lại đầy đủ mà không cách nào qua mặt thì đố sếp nào dám làm bậy.

Để xác thực Person 1 đã đưa tiền cho Person 2
Chúng ta thường nhờ người thứ 3 đứng ra xác thực
Nhưng với số tiền lớn, những phi vụ làm ăn cần có giấy tờ xác nhận rõ ràng từ 1 cơ quan, tổ chức uy tín thì Bank đang là lựa chọn phổ biến hiện nay
Nhưng hạn chế của bank là tính tập trung, có thể bị chỉnh sửa, báo cáo khống và nhiều rào cản khác…Nhưng blockchain sẽ giải quyết tất cả một cách hoàn toàn minh bạch, không thể chỉnh sửa

Những chuyện ở trên, không phải là đó giờ người ta không làm, mọi doanh nghiệp đều có cách kiểm tra, giám sát đó chứ. Tuy nhiên quyền lực kiểm tra, giám sát đó TẬP TRUNG vào tay MỘT SỐ NGƯỜI. Đến khi họ cảm thấy có thể lơi dụng quyền lực đó để TRỤC LỢI cho chính bản thân mình thì sẽ dẫn đến chuyện “lạm dụng chức quyền”. Chuyện “lạm dụng chức quyền” nghe có vẻ to tát lắm nhưng nó xuất hiện ngay cả ở những chuyện nhỏ nhặt nhất trong xã hội này, ví dụ: mặc dùng cty sử dụng chấm công bằng vân tay nhưng nhờ vài ly trà sữa, admin đã xí xóa cho bạn bằng cách xóa đi vài buổi đi trễ.

Lòng tin là một món hàng xa xỉ. Bạn thử ngẫm lại xem, nhiều chuyện bạn bị lừa, người bán thì lật lọng, đổi trắng thay đen như trở bàn tay, phủi sạch trách nhiệm. Lòng tin không nên giao bằng cách “thẩm định độ tin tưởng” mà nên sử dụng cơ chế để giám sát. Dù có “uy tín” cách mấy nhưng khi người ta thấy “xôi” đã đủ bự thì sẵn sàng “chịu đấm” mà ăn. Chỉ khi con người biết rằng mình có thể bị giám sát bất cứ lúc nào thì mới hoàn toàn loại bỏ tư tưởng trục lợi trong đầu họ. Nhờ vào bản chất đã đề cập bên trên của blockchain, mọi ý đồ thay đổi sự thật đều bị cơ chế kiểm soát dập tắt từ trong trứng nước.

Lúc đó, con người có thể giao dịch mà không sợ bị lừa! (Dĩ nhiên đây là phương diện số đông, còn 100% thì chắc khó vì bất cứ thứ gì cũng tiến hóa, kể cả lừa đảo, cách đây mấy tháng nhiều người vẫn cho rằng coin MLM không phải lừa đảo)

Tương lai đó trong bao lâu?
Còn lâu lắm! Chúng ta chỉ ở giai đoạn đầu tiên của blockchain. Bạn phải chờ nó đủ phát triển, rẻ và phổ biến. Muốn phát triển thì phải cần thời gian, muốn rẻ thì phải có nhiều người làm, muốn phổ biến thì phải có nhiều người biết để những người làm có động lực làm việc (vì số tiền họ có thể kiếm trong tương lai)

Lúc đó, khi so sánh chi phí/lợi ích mang lại thì doanh nghiệp mới sẵn sàng ứng dụng vào. Vd: các bạn đã từng thấy quảng cáo: xây dựng website bán hàng giá 3 tiệu thì sau 10-15 năm nữa bạn sẽ thấy: xây dựng blockchain giá 50 triệu. Hoặc là 1 cty nào đó cung cấp gói ứng dụng quản lý bằng blockchain giá 5 triệu/tháng chẳng hạn.

Chúng ta đang phát cuồng nhờ vào sharing economy để giảm thiểu chi phí thì 10-15 năm nữa chúng ta sẽ phát cuồng vì truthless economy khi giao dịch mà không phải lo âu.

Con người hơn thua nhau ở tầm nhìn, vậy tầm nhìn của bạn bao xa?

Leave a Comment

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Phasellus cursus rutrum est nec suscipit. Ut et ultrices nisi. Vivamus id nisl ligula. Nulla sed iaculis ipsum.

Liên hệ

Email: minhson.blog@gmail.com