Lâu lâu làm 1 cái thread tổng hợp nhiều điều muốn nói, nội dung tất cả có thể không liền mạch nhưng từng ý là 1 chuyện liền mạch và khi kết thúc sẽ sang ý khác. Bạn nào hay đọc twitstorm trên Twitter sẽ hiểu. Lý do là Sơn không có thời giờ để viết dài dòng như trước nữa nên mấy cái này sẽ viết từng đoạn ngắn trên word rồi copy sang facebook vậy.
1. Zcash: Sprout->Overwinter->Sapling. Vietsub: Chồi non -> Qua mùa đông -> Cây mầm. Tên các giai đoạn phát triển sau sẽ có thể là: cây con, cây trưởng thành, ra hoa, kết quả,…
2. GNT: Brass Golem->Clay Golem->Stone Golem->Iron Golem. Hẳn các bạn cũng biết đến “Golem” thông qua phim, truyện, game. Và theo cấp bậc, chúng ta có Brass là nhỏ nhất và Iron là cao nhất trong nhóm: Brass<Clay<Stone<Iron, sau này có thể còn Bronze<Silver<Gold<Diamond, ect…
3. Ðây là 2 ví dụ về cách đặt tên các giai đoạn phát triển (thể hiện trên roadmap) về 2 trong những cryptocurrency mà mình mua. ZEC và GNT là 2 loại currency tương ứng với Zcash và GNT. Hiện tại giá hầu hết các loại Altcoin đang giảm rất lớn. Điều này thể hiện chuyện gì?
4. Team dev ý thức được họ đang ở trong giai đoạn đầu của việc xây dựng sản phẩm, mọi thứ chỉ mới trong giai đoạn bắt đầu, còn 1 quãng đường rất xa mới có thể đến vạch đích. Phía trước là khối lượng công việc đồ sộ cần được hoàn thành trước khi sản phẩm của họ có thể hoàn thiện và đưa vào sử dụng bởi người dùng cuối.
5. Ngay cả khi sản phẩm đã được hoàn chỉnh ở 1 mức độ tương đối thì nền tảng đó trước hết cần được quảng bá rộng rãi đến các lập trình viên, tổ chức các cuộc thi hackathon, ươm mầm cho các start-up ứng dụng nền tảng vào các hoạt động business trong đời thật (incubator, mình viết tiếng Anh là cung cấp từ khóa để các bạn google thêm). Vd: Stellar thường xuyên tổ chức Stellar Build Challenge, OmiseGo hay Neo thưởng tổ chức Hackathon,…
6. Khi ứng dụng vào business thực tế, mình nói đến các start-up vì họ là những đối tượng “manh động”, sẵn sàng và quyết liệt nhất trong việc ứng dụng, phát triển các công nghệ mới với mong muốn có thể tạo ra sự đột phá (disruptive), làm đòn bẩy cho sự tăng trưởng đột phá (growth-hacking). Ngày nay, khái niệm “cá lớn nuốt cá bé” 1 phần nào đó được thay thế bởi “cá nhanh nuốt cá chậm” (sếp mình nói và mình thấy đúng). Các start-up này có trong tay là công nghệ đột phá (nếu họ phát triển được), tuy nhiên họ không có nhiều vị thế thuận lợi trong việc thương lượng, đàm phán. Một sản phẩm/giải pháp được phát triển xong phải được thị trường chấp nhận (validate) sau đó tiến đến giai đoạn product/market fit. Nói thì dễ nhưng để làm được tất cả những chuyện này, các start-up cần phải làm việc quần quật đi kèm với nhiều khó khăn về nhân sự, tài chính,… khó khăn thì vô số kể trong khi khách hàng có thể say no bất cứ lúc nào trong quá trình đàm phán, thương lượng, kể cả ở phút 89. Trong suốt quá trình đó, start-up có thể chết bất cứ lúc nào!
7. Tiếp đến, một trong những khó khăn về phía khách hàng là ở sự quyết định của người lãnh đạo tổ chức họ. Các bạn phải hình dung nếu bạn là người lãnh đạo 1 tổ chức lớn, đang ăn nên làm ra thì phải trả lời các câu hỏi sau:
a. Tại sao tôi phải sử dụng công nghệ mới trong khi mọi việc đang tiến triển tốt?
b. Nếu áp dụng công nghệ mới sẽ phải tốn bao nhiêu tiền?
c. Lợi ích công nghệ mới mang lại có đáng để đánh đổi thời gian và tiền bạc hay không?
d. Nếu thất bại thì bản thân tôi phải chịu những hậu quả gì?
Trên đây là những lý do thông thường khiến cho người lãnh đạo các tổ chức lớn thường không quan tâm đến những công nghệ còn trong giai đoạn phát triển, chưa chứng thực được năng lực trong thời điểm hiện tại. Đó cũng là lý do nhiều công nghệ liên quan đến blockchain chưa thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Chúng ta chỉ thấy hiệu quả của chúng trên góc độ lý thuyết, còn thực tiễn bạn phải đặt mình vào vị trí của những người có quyền quyết định để thấy rằng “áp dụng công nghệ mới không đem lại lợi ích cho chính bản thân họ, nhưng nếu có hậu quả thì thân bại danh liệt”.
8. Vậy tương lai những đồng coin chúng ta đã mua sẽ về đâu? Chờ đợi đến bao giờ để có kết quả? Hay thật sự đây chỉ là những trò lừa đảo? Trước tiên, sự thật hơn 90% số lượng các altcoin chỉ là trò lừa đảo không hơn không kém. Rất nhiều dự án ăn theo có cái tên na ná, ăn cắp từ ý tưởng cho đến các dòng code, hứa hẹn 1 tương lai viễn vông mà không thể nào đến được. Team dev hầu như không biết code mà chỉ đi ăn cắp của người khác, dev ra những tính năng cơ bản rồi bỏ đó. Team business thì chẳng có hoạt động nào ngoài việc tổ chức mấy hoạt động lừa gà trong khi sản phẩm thì dẫm chân tại chỗ. Đồng tiền của các “nhà đầu tư” đang bị sử dụng sai mục đích, làm giàu cho túi tiền của bọn lừa đảo. Rất nhiều người đang bỏ đồng tiền mồ hôi nước mắt ra để mua 1 giấc mơ tỉ phú vốn chỉ có điểm tựa là mớ bong bóng xà phòng.
9. Nói ra để cảnh báo rằng hầu hết các món đầu tư của nhiều người đang có vấn đề. Hãy kiểm tra lại 1 cách nghiêm túc các món đầu tư của bạn và tìm hướng giải quyết. Theo lời COO công ty mình: “làm ICO gọi vốn tức là mượn trước 1 số tiền của người ta, phải bán đi mấy năm tuổi để thực hiện cho được những mục tiêu đã đề ra”. Vậy ICO bạn đầu tư vào, người ta đang lao động cực lực để trả lại cho bạn thành quả hay dùng tiền của bạn để hưởng thụ?
10. Như vậy, chúng ta cần phải làm gì trong hoàn cảnh hiện tại?
e. Xem lại thái độ của bản thân, xác định mục đích của bạn trong thị trường này là gì?
f. Xác định chiến lược đầu tư phù hợp
g. Tìm hiểu kiến thức cho bản thân, đã kiếm tiền thì không thể tùy tiện mà làm. Sơn thấy nhiều người muốn kiếm tiền mà lười, khoái đi theo mấy người trade liên tục, mua tín hiệu trade, đặt những mục tiêu lợi nhuận trên trời để cuối cùng cháy tài khoản.
h. Khi bản thân chúng ta giỏi hơn thì mới có cái để chia sẻ với người khác. Đâu ai rảnh để ngồi chỉ bạn từng ly từng tí mà không thu được chút kiến thức/lợi ích kinh tế nào từ bạn?
i. Xây dựng lại danh mục đầu tư an toàn, tìm hiểu rõ những gì bạn đầu tư.
11. Trưa nay có 1 bài post bên group underground được repost trên Bitcoin Nhập môn, đưa ra vài lập luận liên quan đến giá vàng, hoa tulip, tên miền. Trong post này mình sẽ không phân tích kỹ từng ý tuy nhiên nhận định của mình như sau: Người viết không hiểu ý nghĩa của từng vấn đề, vai trò, thời điểm, lý do. Người viết hoàn toàn không hiểu blockchain là gì, ứng dụng ra sao, làm thế nào để ứng dụng mà chỉ có 1 số kiến thức về trade rồi từ đó xem đây là 1 cuộc chơi. Khi bạn nhìn bằng con mắt cờ bạc thì nó là cờ bạc, khi bạn nhìn dưới góc độ đầu tư thì bạn sẽ nghiêm túc xem xét rất nhiều khía cạnh.
12. Tiếp vấn đề trên, 10 năm trước, VinaCapital đầu tư khoảng 1 triệu USD vào Yeah1 TV, vậy họ đang cờ bạc hay đầu tư? Forex có lâu lắm rồi tại sao các tỉ phú thế giới không nhảy vào? Với lượng tài sản khổng lồ sao họ không vào làm cá mập? Warren Buffett nghĩ cái quái gì mà không vào làm cá mập hốt tiền? Họ muốn làm giàu không? Họ có làm giàu không? Sao không trade đi?
13. Bạn đã thấy sự khác biệt trong cách suy nghĩ giữa bạn với 1 nhà đầu tư thật thụ chưa? Các mác “nhà đầu tư” mà bạn đang khoác trên người chỉ là cái danh hão chứ cách suy nghĩ của bạn chỉ là 1 người “muốn làm giàu nhanh” mà thôi. Bớt mơ mộng, coi Sharktank để giải trí thôi, thực tế cuộc sống là hãy tham gia các group về start-up như Launch chẳng hạn, để thấy các nhà đầu tư/quỹ đầu tư (Venture Capital) trong thực tế là những bậc thầy lão luyện, cách suy nghĩ của họ “đầy sỏi trong đầu” thế nào?
14. Bản thân mình khi tham gia vào thị trường, có được thành tựu riêng cho bản thân vì lý do cơ bản nhất là nhìn nhận được rất nhiều rủi ro, xây dựng cơ chế kiểm soát riêng và tuân thủ, chứ không ham làm giàu nhanh mà đầu tư loạn xạ như nhiều người. Tuy nhiên mình cũng không thể tránh khỏi việc chia 4 giá trị tài sản so với giai đoạn cao trào nhất. Năm trước hy vọng rằng trong vòng 3 năm có thể kiếm được số tiền đủ để an nhàn. Mình tin rằng năm rồi nhiều người còn kỳ vọng là vài tháng hoặc cao lắm 1 năm chứ không có bao nhiên người sẽ đầu tư trong 3 năm đâu.
15. Gần 4 tháng qua Sơn làm việc cho 1 công ty fintech, là quãng thời gian Sơn vật vã tiếp thu kiến thức mới. Cú shock đầu tiên là việc blockchain trong thực tiễn khác xa những hiểu biết trong thế giới crypto. Hiện thực mới khắc nghiệt và đầy thách thức chứ không phải như những lý thuyết đã từng biết. Bạn không thể tự xây 1 blockchain rồi hô hào rằng: tôi rất là tốt, mọi người hãy sử dụng tôi đi. Thế giới này chẳng ai nghe bạn dù bạn tốt đến đâu. Thực tế là bạn phải phát triển được 1 sản phẩm sau cho phù hợp với hiện trạng, nhu cầu, qui trình hoạt động của các doanh nghiệp thì mới có khả năng họ sẽ ngồi nghe bạn nói (chứ đừng nói tới việc họ xuống tiền liền cho giải pháp của bạn). Khi họ đã đồng ý ký hợp đồng với bạn thì việc triển khai giải pháp thực tế còn là 1 chặng đường đầy thách thức phía trước. Đừng tưởng dễ ăn của ngoại! Có nhiều chuyện rất hay nhưng do liên quan đến công ty nên tiếc là Sơn không thể chia sẻ nhiều với mọi người.
16. Trong hoàn cảnh hiện tại, nếu bạn có chút kỹ năng thì nói thật đây là giai đoạn gom coin! Đừng quan tâm đến USDT, hãy đặt mục tiêu tăng số lượng coin đang nắm giữ, bắt đầu bằng việc mua các coin chất lượng, có khả năng phát triển trong tương lai, được phát triển bởi đội ngũ chất lượng, sau đó trade qua trade lại giữa các cặp tiền tệ khác nhau, miễn sao tăng số lượng coin. Vd: BTC/BNB, ETH/BNB, USDT/BNB, nhảy qua nhảy lại làm sao để tăng số lượng BTC, ETH, BNB là ok vì tương lai BTC, ETH hay BNB đều có giá trị cả!